Nguy kịch do xử trí vết thương chó cắn sai cách

Cập nhập: Thứ sáu, 01/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau khi bị chó cắn, cụ bà 72 tuổi được sơ cứu và tiêm phòng dại nhưng không tiêm phòng uốn ván, kết quả bị nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng. Vậy làm sao để xử lý vết thương chó cắn đúng cách? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Xử lý vết thương chó cắn như thế nào?

Xử lý vết thương chó cắn như thế nào?

 

Nguy kịch do xử trí vết thương chó cắn sai cách

   Ngày 27/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết trường hợp bệnh nhân 72 tuổi nguy kịch do xử lý vết thương chó cắn sai cách. Được biết, vào dịp Tết, cụ bị chó nhà nuôi cắn vào chân với độ sâu 2-3 cm. Sau khi tấn công người, con chó đã bị gia đình đánh chết. Cụ bà được sơ cứu vết thương và tiêm phòng dại nhưng không tiêm phòng uốn ván. 10 ngày sau, vết thương không lành, có dấu hiệu nhiễm trùng.

   Bệnh nhân đến viện trong tình trạng sốt, rét run và nghiến răng, vết thương chó cắn nhiễm trùng, phù nề, sưng tấy. Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu (khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết việc không tiêm phòng uốn ván sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với việc nhiễm trùng ngược vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bởi bệnh nhân không chỉ phải chống lại độc lực của vi khuẩn, độc tố từ các chất bài tiết của chúng và còn phải đối mặt với các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu, kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng, nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể.

   Hiện tại, bệnh nhân chưa phát hiện mắc bệnh dại, bệnh nhân đang được xử lý sốt, cùng với đó là theo dõi viêm mô bào tại chỗ.

   Bác sĩ Thiệu cũng chia sẻ một sai lầm khác của gia đình là đánh chết con chó sau khi tấn công người. Bởi một con chó mắc bệnh dại cắn người thì có thời gian phát bệnh cho đến khi chết dao động 1-7 ngày. Vì gia đình đánh chết con chó sau khi cắn người nên không thể theo dõi được nó có mắc bệnh dại hay không.

 

Bị chó cắn nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng

   Trong răng của chó có rất nhiều vi khuẩn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh như tụ cầu, tụ huyết trùng, Capnocytophaga, MRSA,.... Do đó, vết thương  do chó cắn được xếp vào nhóm vết thương nhiễm khuẩn.

Tổn thương thần kinh và cơ

  Vết thương do chó cắn có thể làm tổn thương dây thần kinh, cơ và mạch máu dưới da.

Bệnh dại

   Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh.

 

Cách phòng bệnh dại

Cách phòng bệnh dại

 

   Để giảm nguy cơ mắc bệnh dại, khi bị chó cắn đến bệnh viện lập tức dù không biết hoặc rõ về lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.

Uốn ván

   Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, do ngoại độc tố protein mạnh của trực khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein tetanospasmin được tiết ra và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.

Sẹo

Nếu bị chó cắn rách da có thể để lại sẹo, sẹo sẽ giảm dần theo thời gian. Một số trường hợp bệnh nhân bị sẹo sâu hoặc xuất hiện ở vùng dễ thấy như mặt có thể điều trị bằng các thủ thuật y khoa như ghép da hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.

 

Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương chó cắn đúng cách

    Nếu bị chó cắn, điều quan trọng phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, người bị cắn có thể tự thực hiện sơ cứu. Theo chuyên gia, bệnh nhân nên sơ cứu vết thương chó cắn như sau:

  • Rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, bệnh nhân có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương sau khi rửa bằng nước cần được rửa kỹ với cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt.
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt, không nên đi lấy nọc, đắp thuốc nam, hoặc đắp lá cây, bã cà phê, ớt bột, nước ép, nhựa cây... lên vết thương.
  • Không rạch hoặc làm dập nát thêm vết thương. Không nên khâu kín vết thương.

 

Hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn

Hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn. (Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh)

 

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được cách xử lý khi bị chó cắn. Chó cắn không chỉ làm rách da, chảy máu mà con có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc uốn ván. Do đó, mỗi người nên chủ động tiêm phòng bệnh dại, uốn ván để tránh mắc các bệnh nguy hiểm nếu không may chó tấn công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà