WHO cảnh báo: Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

Cập nhập: Thứ sáu, 10/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trái đất ấm lên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển rầm rộ. Theo đó, dịch sốt xuất huyết cũng tăng cao. Nếu trước đây, bệnh chỉ xuất hiện ở các nước Châu Á thì hiện nay, cả một số nước Châu Mỹ - nơi chưa từng có dịch sốt xuất huyết cũng đã bùng phát rất nhiều ca bệnh. WHO cảnh báo các bệnh do muỗi truyền, trong đó có sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn.

 

Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

 

Tổng quan về dịch sốt xuất huyết

   Sốt xuất huyết Dengue (Dengue Hemorrhagic Fever) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nó xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết đốt của muỗi vằn.

   Sau khi bị muỗi mang virus đốt trong vòng 4-7 ngày, người bệnh sẽ bị sốt kèm theo một số triệu chứng như:

  • Đau phía sau mắt.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng.
  • Đau khớp và cơ.
  • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C.
  • Phát ban.
  • Buồn nôn và ói mửa.

   Từ ngày thứ 2-3 sau khi khởi phát bệnh, người bệnh thường có biểu hiện xuất huyết như có những chấm, nốt hoặc mảng xuất huyết dưới da. Ngoài ra, họ có thể bị xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng), xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen). Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bị trụy mạch dẫn đến tử vong.

   Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết cũng như vacxin phòng ngừa. Đặc biệt, bệnh lây lan qua đường muỗi đốt nên dễ bùng phát thành dịch, nhất là vào mùa mưa ở những nơi đông dân cư, vệ sinh kém.

 

Nhiệt độ tăng lên tạo điều kiện cho muỗi mang virus phát triển mạnh

Nhiệt độ tăng lên tạo điều kiện cho muỗi mang virus phát triển mạnh

 

Sốt xuất huyết đang dần trở thành mối đe dọa lớn với sức khỏe cộng đồng

   Nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sốt xuất huyết có thể lây lan ở miền Nam nước Mỹ và miền Nam châu Âu trước năm 2030. Họ cho biết, trái đất ấm lên khiến muỗi mang mầm bệnh xâm nhập vào nhiều nước, làm gia tăng số ca mắc. Chúng hoạt động liên tục và có thể sinh sản ngay cả ở những vũng nước nhỏ nhất.

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), dịch sốt xuất huyết đã xảy ra ở Mỹ, nơi nó không phổ biến trước đây. Thống kê cho thấy, thế giới có khoảng 20.000 người chết vì sốt xuất huyết mỗi năm, chủ yếu là ở châu Á và châu Mỹ. Tỷ lệ tử vong của bệnh là 1 ca trên 100 bệnh nhân.

   Ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 70.000 ca sốt xuất huyết. Trong đó có gần 20 bệnh nhân tử vong.

   Tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận khoảng 1.200 trường hợp bị sốt xuất huyết, gần 600 người mắc bệnh ngay tại địa phương sinh sống. Các nhà khoa học cho biết sốt xuất huyết có thể trở thành dịch bệnh đặc hữu ở Mỹ nếu muỗi từ Mexico tìm được cách di chuyển xa hơn về phía Bắc.

   Bởi vậy, WHO cảnh báo các bệnh do muỗi truyền, trong đó có sốt xuất huyết, cướp đi sinh mạng hàng nghìn người mỗi năm, sẽ trở thành mối đe dọa lớn.

 

Bài toán nào đối phó với dịch sốt xuất huyết?

   Các nhà khoa học WHO nhấn mạnh cần chủ động hơn đối với dịch sốt xuất huyết. Các quốc gia, thành phố lớn cần chuẩn bị cách đối phó với áp lực y tế trong tương lai.

   Bởi chưa có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu nên các chuyên gia khuyến khích người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Đầu tháng 10, WHO đã khuyến nghị sử dụng vaccine Qdenga ngừa sốt xuất huyết cho trẻ từ 6 đến 16 tuổi ở những khu vực bệnh lây nhiễm nghiêm trọng. Qdenga cũng đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm EU phê duyệt.

 

Nhiều nước bị sốt xuất huyết nghiêm trọng được khuyến nghị sử dụng vacxin phòng bệnh

Nhiều nước bị sốt xuất huyết nghiêm trọng được khuyến nghị sử dụng vacxin phòng bệnh

 

   Ở nước ta, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết Việt Nam đang tiêm thử nghiệm loại vacxin của Nhật. Kết quả bước đầu rất khả quan khi nó có tác dụng phòng bệnh đối với cả 4 type virus gây sốt xuất huyết.

   Bên cạnh đó, chúng ta vẫn cần áp dụng biện pháp để phòng ngừa muỗi đốt, chẳng hạn như:

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: Muỗi có thể sinh sản ở vũng nước tù đọng, đồ vật có chứa nước (bể, lu, giếng nước, chậu…). Mỗi gia đình cần loại bỏ vật thải, đậy kín các dụng cụ chứa nước, phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nơi ở sạch sẽ để muỗi không có chỗ trú ngụ.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng: Thoa kem chống côn trùng để giảm nguy cơ muỗi đốt.
  • Mặc quần áo dài tay khi ở ngoài trời, đặc biệt là trẻ nhỏ. 
  • Sử dụng màn ngủ để tránh muỗi đốt.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để giảm nguy cơ lây lan bệnh cho người khác.

   Như vậy, dịch sốt xuất huyết đang dần lan rộng, trở thành mối đe dọa lớn. Để tránh mắc bệnh, mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa muỗi đốt, diệt muỗi tại nơi ở, nơi làm việc.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: sốt xuất huyết

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó.

Ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục tăng, gần 500 ca mỗi tuần

Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng nhanh 4 tuần gần đây và tiếp tục diễn biến phức tạp khi bước vào mùa mưa.

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.

Dịch sốt xuất huyết có thể “phá vỡ quy luật” – Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường công tác phòng dịch.

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Suýt mất mạng do chủ quan cúm B

Suýt mất mạng do chủ quan cúm B

Gần đây, có trường hợp người đàn ông 27 tuổi, sốt cao nhưng không đi khám, đến khi cơn khó thở tăng dần mới vào viện. Kết quả khám bệnh cho thấy bệnh nhân này bị biến chứng cúm dẫn tới suy tim, đe dọa tính mạng.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà