Cha mẹ nhầm con “tăng động” là hiếu động – Phát hiện muộn, hậu quả lớn

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

 

   Trẻ bị tăng động hay hiếu động luôn là những dấu hiệu mà các bậc cha mẹ khó có thể nhận biết nếu không chú ý rõ. Nhiều cha mẹ khi nhận ra con bị bệnh tăng động, đưa thăm khám ở giai đoạn trễ, lúc này trẻ đã có nhiều triệu chứng về hành vi, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ… Đáng lưu ý là hiện tỉ lệ trẻ bị tăng động giảm chú ý đang tăng, trung bình cứ 40 trẻ trong độ tuổi đi học thì có 5 trẻ mắc bệnh này.

 

Trẻ bị tăng động cần được phát hiện sớm

Trẻ bị tăng động cần được phát hiện sớm

 

Đi học mới phát hiện con mình bị tăng động

   Theo lời kể của chị Hoa (Giang Văn Minh - Hà Nội), ban đầu thấy cu Minh, con mình nghịch nhiều, lúc nào cũng luôn chân, luôn tay, vợ chồng chị Hoa những tưởng con mình hiếu động. Nhưng ngặt nỗi, tần suất “hoạt động” của bé càng lớn, càng cao. Ở nhà không món đồ chơi nào lành lặn dưới tay cu cậu, ở trường thì thường xuyên đánh đấm bạn bè. Cô giáo liên tục than thở vì Minh không tập trung, không nghe lời gây mất trật tự và chỉ thích chơi một mình. Định đem con đi khám từ lâu nhưng khi bàn với chồng, anh cười xòa: “Nó nghịch giống anh ngày xưa” chị lại thôi.

   Sự việc lên đến đỉnh điểm khi cô giáo cấp tốc gọi phụ huynh đến chứng kiến cậu quý tử sau khi nhảy lên cào cấu bạn “can tội” tranh đồ chơi của mình, rồi sau đó quay ra leo lên cửa khua chân, múa tay loạn xạ. Nghe cô giáo, chị Hoa tức tốc đưa con đến bệnh viện khám. Kết quả bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương kết luận: Bé Minh mắc chứng tăng động giảm chú ý.

   Để giải quyết tình trạng của bé, các bác sĩ chỉ định thực hiện can thiệp đồng thời nhiều lĩnh vực như: cải thiện khả năng tập trung, bổ trợ kiến thức học đường, định hướng hành vi phù hợp. Ngoài ra, bé được hỗ trợ tập luyện nhằm giải phóng năng lượng và cân bằng tâm lý.

 

Trẻ tăng động đang có xu hướng tăng

   Bác sĩ Trần Quang Huy - khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết thống kê mới của Bộ Y tế cho thấy, trung bình một lớp học 40 trẻ thì có khoảng 5 bé mắc phải rối loạn tăng động, tỉ lệ là 1/8.

   Tại phòng khám tâm lý của bệnh viện cứ khoảng 100 bé đến khám thì có đến 80 bé rối loạn tăng động. Trẻ mắc rối loạn tăng động có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến trẻ tương tác với xã hội kém, nhận thức của cha mẹ ngày càng tăng…

   Theo bác sĩ, trẻ có khả năng mắc phải hội chứng tăng động từ 36 tháng tuổi trở đi, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là không tập trung chú ý được, gọi không quay lại… Tuy nhiên, hiện nay trẻ mắc phải hội chứng tăng động hầu như phát hiện muộn do cha mẹ chủ quan, đến khi đi học thầy cô giáo mới phát hiện.

   "Để đánh giá trẻ có tăng động hay không cần phải dựa vào ba môi trường khác như: môi trường ở trường học, phòng khám và ở nhà. Trẻ rối loạn tăng động khi ở ba môi trường này bé thường không có sự chú ý, leo trèo liên tục…

   Đối với các bé bị bệnh nặng, bé sẽ không kiểm soát được hành vi, có hành động hung hăng khi không vừa ý. Đối với trẻ hiếu động mặc dù đang hoạt động, khi phụ huynh gọi hoặc phát hiện nguy hiểm trẻ sẽ quay lại nhìn và biết dừng lại", bác sĩ Huy cho hay.

   Bác sĩ Huy nhấn mạnh, với những trẻ phát hiện trễ việc điều trị sẽ khó hơn, độ tập trung chú ý ngày càng kém, hành vi rối loạn ngày càng nhiều, có những trẻ chạy ra đường, không vừa ý có thể làm hại mình, cầm cây, cầm dao dí bạn bè, cha mẹ…

 

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động khác nhau như thế nào?

 

Phân biệt rõ giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Phân biệt rõ giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

 

   Bảng so sánh đơn giản sau có thể giúp cha mẹ có nhận thức rõ ràng hơn về hiếu động và tăng động:

 

 

Hiếu động 

Tăng động giảm chú ý

Khái niệm 

Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi

Là một dạng rối loạn do bất thường ở não, hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội (theo tâm lý học tiến hóa) và nhiều nguyên do khác. Các biểu hiện xuất hiện nhiều hơn ở 1 nơi

Tuổi mắc 

Xuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu học tiểu học, sau khi trẻ thay đổi phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức và dần hết khi lớn lên

Xuất hiện ở các bé dưới 12 tuổi, có xu hướng kéo dài

Mức độ

hành vi

  • Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc 
  • Có thể ngồi yên > 10 - 15 phút
  • Biết nghe lời khi được nhắc nhở
  • Nói nhiều tùy lúc
  • Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác 
  • Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở 
  • Thường cử động tay, chân liên tục hoặc đứng ngồi không yên.
  • Thường chạy quanh hoặc leo trèo trong tình huống không thích hợp.
  • Thường rời khỏi chỗ trong các trường hợp cần phải giữ nguyên vị trí.
  • Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí một cách trật tự.
  • Nhanh nhảu trả lời trước khi nghe đủ câu hỏi (không phải vì đã biết trước câu hỏi).
  • Ngắt lời hoặc xâm phạm đến vấn đề của người khác (VD: có thể tự ý sử dụng đồ vật của người khác mà không hỏi/nhận được sự cho phép)

Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi

Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên

Không có kết quả mà phải can thiệp trong thời gian dài cả về tâm lý và y học

 

Trẻ bị tăng động – Liều thuốc hạnh phúc từ gia đình

   ThS. BS Đặng Hoàng Tuyên - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho rằng: “Dù chưa rõ nguyên nhân chính xác từ đâu xuất hiện chứng tăng động ở trẻ, nhưng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rõ, ngoài yếu tố di truyền thì hiện tượng sang chấn sau sinh từ 2-3 tuổi đầu đời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ mắc chứng tăng động. Thực tế đối với những trẻ có đời sống gia đình vui vẻ, được bố mẹ quan tâm về tình cảm sẽ rất ít bị mắc chứng tăng động. Vậy nên, xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc, quan tâm lẫn nhau cũng là một biện pháp hữu hiệu tránh được bệnh tăng động cho trẻ”.

   Cũng theo BS Tuyên thì trẻ mắc chứng tăng động được phát hiện càng sớm, càng có khả năng điều trị triệt để, bằng không nếu phát hiện muộn sẽ khó phục hồi. Hiện nay, đã có những chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ trước và sau quá trình sinh đẻ để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất chứng tăng động cho trẻ. Trong trường hợp sau sinh, biện pháp tốt nhất là xây dựng môi trường sống lành mạnh, có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình sẽ phần nào tránh được chứng tăng động ở trẻ.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thuốc giải độc giá 8.000 USD được WHO chuyển gấp về Việt Nam

Tối 24/5/2023, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã mang theo 6 lọ thuốc giải độc Botulinum hạ cánh xuống TPHCM.

6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được 6 nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh, cùng theo dõi ngay nhé!

Tìm hiểu về bệnh rối loạn giấc ngủ

 Rối loạn giấc ngủ gây ra những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đối với người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Bệnh có những triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh ra sao?

Tổng hợp các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay

Rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng khác nhau như mất ngủ, rối loạn tỉnh táo, ngủ nhiều,... gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Không tìm thấy botulinum trong mẫu giò lụa, nguyên nhân ngộ độc do đâu?

Hai mẫu giò lụa được Phòng Y tế TP Thủ Đức lấy từ nhà bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều có kết quả xét nghiệm âm tính độc tố botulinum.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844