WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

Cập nhập: Thứ bảy, 06/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Vào tháng 3/2020, WHO chính thức công nhận Covid-19 là đại dịch và đưa ra mức cảnh báo về một tình trạng y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu. Cho đến nay, sau hơn 3 năm, mức độ nguy hiểm, tỷ lệ lây lan và tử vong do Covid-19 đều đã giảm đi đáng kể.

   Ngày 5/5/2023, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức tuyên bố, chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với đại dịch Covid-19!

 

WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

 

Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

   Trong suốt thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã lấy đi sinh mạng của gần 7 triệu người, hơn 765 triệu trường hợp dương tính kể từ lúc đại dịch bùng phát, gần 7 triệu người tử vong. Châu Âu là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, còn số người tử vong nhiều nhất lại được ghi nhận ở châu Mỹ.

   Sự kéo dài của đại dịch làm các quốc gia trên thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về y tế và kinh tế. Cho đến nay, nhiều nước đã kiểm soát được sự lây lan, tình hình đang ngày càng khả quan hơn.

   Một số nước như Mỹ đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp với Covid-19. Còn Anh, Thụy Điển và một số nước châu Âu cho rằng, Covid-19 đã chấm dứt trên đất nước họ từ cuối năm 2022.

   Trong cuộc họp thường kỳ 3 tháng của Ủy ban Khẩn cấp về Covid-19 ngày 4/5, các chuyên gia khuyến nghị rằng Covid-19 không còn đủ điều kiện là trường hợp khẩn cấp toàn cầu.

   Ngày 5/5, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế của Covid-19. Điều này là nhờ tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19 đã giảm mạnh trên toàn thế giới.

   Theo đó, số người chết do Covid-19 đã giảm từ mức kỷ lục hơn 100.000 người/tuần trong tháng 1/2021, xuống còn hơn 3.500 người/tuần trong tuần từ ngày 14 - 21/4 vừa qua.

   Bên cạnh đó, người đứng đầu WHO cũng cho biết, miễn dịch từ nhiễm bệnh và vacxin của người dân ngày càng tăng lên, đại dịch đang có xu hướng lắng xuống. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đã trở lại cuộc sống bình thường như trước Covid-19, phần tồi tệ nhất của đại dịch đã qua.

 

 Tổng Giám đốc WHO cho biết giai đoạn tồi tệ nhất đã qua

Tổng Giám đốc WHO cho biết giai đoạn tồi tệ nhất đã qua

 

   Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng cho biết, quyết định này không có nghĩa là chúng ta đã an toàn, đại dịch vẫn đang tiếp diễn và có nguy cơ bùng phát. Ông cũng đưa cảnh báo về việc tình trạng khẩn cấp hoàn toàn có thể được khôi phục trở lại nếu tình hình thực tế thay đổi.

    Các chuyên gia trên thế giới cũng đồng tình với quyết định của người đứng đầu WHO. Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Amref Health Africa, Tiến sĩ Githinji Gitahi cho biết, việc duy trì tình trạng khẩn cấp quá dài có thể làm loãng các công cụ chống dịch.

   Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO cũng cho biết, tình trạng khẩn cấp tuy đã chấm dứt, nhưng virus chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục lây truyền, Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng.

   Phó giáo sư vi sinh học tại Đại học Reading của Anh, Simon Clarke khuyến cáo, nếu bạn nhiễm bệnh đường hô hấp và bị ho, đừng gây nguy hiểm cho những người xung quanh, đặc biệt là đối tượng dễ tổn thương, như người già, người mắc bệnh nền hoặc người suy giảm miễn dịch, thai phụ,...

   Hiện nay, việc trước mắt là cần tập trung vào nghiên cứu biến chủng nCoV và phát triển các loại vaccine tốt hơn. Cùng với đó, các quốc gia cần có biện pháp ngăn ngừa dịch bùng phát riêng, và ưu tiên giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội khác, ví dụ như nợ, lạm phát gia tăng và những cuộc khủng hoảng khác.

 

Người dân vẫn cần nâng cao ý thức phòng chống dịch

Người dân vẫn cần nâng cao ý thức phòng chống dịch

 

Việt Nam - “Cần lập kế hoạch đối phó với Covid-19 về lâu dài”

   Ngày 6/5, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, Việt Nam cần phải tăng tốc và lập kế hoạch quản lý virus trong dài hạn khi Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

    Hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam chưa đưa ra ý kiến gì trước tuyên bố của WHO. Tình trạng sức khỏe khẩn cấp do Covid-19 tại nước ta vẫn đang được duy trì, vì số ca mắc mới đang có chiều hướng tăng trở lại, đồng thời số trường hợp nhập viện và tử vong vẫn được ghi nhận tại một số tỉnh thành.

   Trong đó, tình hình lây lan Covid-19 tại thủ đô Hà Nội vẫn đang có chiều hướng tăng lên nhanh. Từ ngày 29/4 đến 5/5, Hà Nội ghi nhận 2.695 ca Covid-19, tương đương tuần trước.

   Cho đến chiều 5/5, Bộ Y tế cũng ghi nhận khoảng hơn 3.300 ca mới, cao nhất tính theo ngày trong 6 tháng qua. Hiện tại, 161 bệnh nhân vẫn đang phải thở oxy, và trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày lại có một ca tử vong.

   Trước tình hình này, thành phố đã thu thập 40 mẫu bệnh phẩm tại bệnh viện, 18 mẫu trong cộng đồng và tiến hành giải trình tự gen virus. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu đều nhiễm các biến chủng phụ XBB của Omicron và đều là chủng mới.

    Theo đó, biến chủng XBB.1.5 được ghi nhận ở 26 mẫu, chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 44,8%. 11 mẫu nhiễm biến thể XBB.1.91 (khoảng 19%), 10 mẫu XBB.1.11.1 (khoảng 17,2%). Các biến chủng còn lại là XBL, XBB.1.9.2, XBB.1.16, XBB.1.16, XBB.2.3, XBB.1.3.5 với số lượng từ 1 - 4 mẫu.

 

100% mẫu bệnh phẩm gần đây đều nhiễm các biến chủng phụ XBB của Omicron

100% mẫu bệnh phẩm gần đây đều nhiễm các biến chủng phụ XBB của Omicron

 

    Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Vũ Cao Cương nhận xét, các biến chủng tại Việt Nam cũng tương đồng với thế giới. Mặc dù các biến chủng mới lây lan nhanh, nhưng hiện chưa có bằng chứng về sự gia tăng độc lực. Các triệu chứng bệnh đa số là nhẹ hoặc không triệu chứng.

   So sánh với thế giới và khu vực, số ca tử vong tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 141/231 thế giới về số ca tử vong tính trên 1 triệu dân. Tại Châu Á, Việt Nam cũng xếp thứ 29/50 quốc gia và vùng lãnh thổ và thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.

   Mặc dù chưa kết thúc tình trạng khẩn cấp, nhưng Bộ Y tế cũng cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đa số ca mắc mới thường nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà, hệ thống y tế không bị quá tải như đợt cao điểm bùng phát dịch. Dẫu vậy, người dân vẫn cần nâng cao ý thức, đeo khẩu trang, khử khuẩn, tiêm vacxin, đặc biệt là những người có bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, suy giảm miễn dịch,...

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19 chuyển sang bệnh nhóm B – người mắc không được điều trị miễn phí

Sau khi dịch Covid-19 chuyển từ nhóm A xuống nhóm B, các chính sách và quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị đều sẽ khác, người mắc bệnh sẽ không còn được điều trị miễn phí.

Số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh, có đáng lo ngại?

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc Covid -19 trên cả nước đang gia tăng trong những ngày gần đây. Trong đó, Hà Nội là địa phương "đứng đầu" về số ca mắc Covid -19 mới.

Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.

TP Hồ Chí Minh đã có bệnh nhân tử vong vì Covid-19

Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, nam bệnh nhân 54 tuổi mắc các bệnh lý tim mạch đồng thời dương tính với virus Sars-CoV-2 đã tử vong vào ngày 26/4/2023.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cuối tuần này sẽ bàn việc công bố hết dịch Covid-19

  Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, bàn thảo liên quan đến nội dung công bố hết dịch Covid-19.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà