WHO thông báo: 10.000 ca Covid tử vong trong 1 tháng!

Cập nhập: Thứ tư, 17/01/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhờ có các loại vắc xin mà chúng ta đã kiểm soát được đại dịch Covid-19.  Tuy nhiên, virus Corona không ngừng tiến hóa, xuất hiện ngày càng nhiều biến thể nguy hiểm hơn. Theo WHO, trong tháng 12 vừa qua, toàn cầu ghi nhận khoảng 10.000 ca tử vong liên quan đến Covid, một con số “không thể chấp nhận”.

 

10.000 ca Covid tử vong trong 1 tháng

10.000 ca Covid tử vong trong 1 tháng

 

WHO: 10.000 ca Covid tử vong trong 1 tháng

   Chỉ tính riêng tháng 12/2023, trên thế giới, số ca nhập viện do Covid-19 cũng tăng 42% ở 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ. Số người phải vào khu hồi sức tích cực tăng 62% so với tháng 11.

   Theo tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, số lượng người tử vong ở tháng 12 vẫn ít hơn nhiều so với đỉnh dịch. Tuy nhiên, con số 10.000 ca tử vong mỗi tháng trong thời kỳ có thể phòng ngừa dịch bệnh như hiện nay là không thể chấp nhận được.

   Ông cũng cho biết, biến thể JN.1 đã trở thành loại virus Covid mạnh nhất trên khắp thế giới. Ông tin rằng, số ca nhiễm ở nhiều nước khác cũng đã tăng cao nhưng không được báo cáo. Nhà lãnh đạo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục giám sát và điều trị các ca nhiễm.

   Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO cho biết, bên cạnh Covid-19, các ca nhiễm bệnh đường hô hấp nói chung như cúm, RSV và viêm phổi cũng gia tăng trong thời gian này.

   Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tăng trở lại bao gồm:

  • Sự thay đổi của thời tiết.
  • Sự trở lại của các lễ hội, người dân tiếp xúc gần với nhau.
  • Nhu cầu đi lại tăng cao.
  • Miễn dịch cộng đồng giảm do hầu hết người dân không đeo khẩu trang.
  • Ít người tiêm chủng vắc xin.

   Bởi vậy mà các chuyên gia dự đoán những bệnh đó sẽ tiếp tục xuất hiện và kéo dài cho đến vài tháng sau.

 

Người dân đi lại đông đúc, không đeo khẩu trang là nguyên nhân lây lan dịch bệnh

Người dân đi lại đông đúc, không đeo khẩu trang là nguyên nhân lây lan dịch bệnh

 

Tình hình Covid-19 ở nước ta

   Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2023, dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác được kiểm soát tốt. Một số bệnh như sốt phát ban, tay chân miệng, số người nhiễm có xu hướng tăng.

   Cụ thể, năm vừa qua, cả nước ghi nhận gần 100.000 ca mắc và 20 trường hợp tử vong do Covid-19. Như vậy, từ đầu dịch đến nay, nước ta ghi nhận hơn 11,6 triệu ca mắc, 43.206 ca tử vong.

   Bộ Y tế nhận định, tình hình Covid-19 ở nước ta vẫn đang được kiểm soát. Số ca mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

   Số ca nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Đến nay, Việt Nam chưa thấy xuất hiện biến thể mới, bất thường.

   Dù vậy, Bộ Y tế vẫn ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng đối phó với biến chủng mới trong giai đoạn 2023-2025. Mỗi chúng ta cũng không nên chủ quan, tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tập trung nơi đông người…

 

Chúng ta cần chung tay phòng ngừa dịch Covid

Chúng ta cần chung tay phòng ngừa dịch Covid

 

Một số dịch bệnh khác ở nước ta trong năm 2023

   Trong năm 2023, một số dịch bệnh khác ở nước ta có biến động, cụ thể:

  • Dịch sốt xuất huyết xu hướng giảm so với năm 2022: Hơn 170.000 trường hợp mắc, giảm gần 54%. Trong đó, 42 trường hợp tử vong, giảm khoảng 72%.
  • Dịch tay chân miệng, dại, sốt phát ban nghi sởi có xu hướng tăng:
  • Số ca mắc tay chân miệng tăng gấp 2,7 lần so với năm 2022, 31 trẻ tử vong, tăng 10,3 lần.
  • Số trường hợp tử vong do dại cũng tăng 12 ca so với năm 2022.
  • Cả nước cũng ghi nhận 393 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, tăng 35 ca so với năm 2022.
  • Bệnh bạch hầu: 55 ca mắc, 5 người tử vong.

   Đáng chú ý, trong năm 2023, Bộ Y tế cảnh báo mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng. Theo đó, cả nước có 121 ca mắc với 6 người tử vong.

   Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến phức tạp, khó dự báo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.

   Thời tiết miền Bắc đang trong giai đoạn vào mùa đông xuân, thay đổi bất thường cũng thúc đẩy các bệnh như cúm, sởi, rubella, ho gà… lây lan nhanh chóng hơn.

   Thời điểm hiện tại, nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao. Tình trạng này cũng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan thành dịch.

   Như vậy, dịch Covid -19 ở một số nước trên thế giới có xu hướng tăng trở lại. Thật may, nước ta vẫn đang kiểm soát tốt đại dịch này. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà chủ quan, cần chủ động phòng ngừa không chỉ virus Corona mà còn cả các loại vi sinh vật gây bệnh khác.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Covid
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Báo động tình trạng người trẻ bị suy thận

Báo động tình trạng người trẻ bị suy thận

TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, bệnh viện hiện tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ, trong đó có những người trên dưới 30 tuổi đã mắc suy thận giai đoạn 4,5.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà