Cảnh báo gia tăng chứng chán ăn tâm thần do ảnh hưởng từ mạng xã hội

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Telegram, Twitter, Instagram, Snapchat… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của những trang mạng xã hội này cũng đang là vấn đề khiến các nhà quản lý, giới chức trách đau đầu. Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng mạng xã hội có thể khiến nhiều thanh thiếu niên tự ti về ngoại hình của mình, từ đó dẫn tới chứng chán ăn tâm thần.

 

Ảnh hưởng từ mạng xã hội làm gia tăng tỷ lệ mắc chứng chán ăn tâm thần

   Vào ngày 22/03/2023, nghiên cứu của hai nhà khoa học Alexandra Dane và Komal Bhatia đến từ trường Đại học College London thực hiện đã được đăng tải trên tạp chí PLOS Global Public Health và nhận được sự quan tâm của nhiều người.

   Các nhà khoa học đã tập trung vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội tới chứng rối loạn ăn uống, cụ thể là chứng chán ăn tâm thần trên những đối tượng trẻ tuổi từ 10 - 24 tuổi.

   Sau khi thu thập thông tin, số liệu từ 50 nghiên cứu ở 17 quốc gia, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng việc sử dụng thường xuyên các nền tảng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok, WeChat, Instagram, Snapchat… khiến giới trẻ trở nên lo lắng về ngoại hình của mình so với những người có vóc dáng “chuẩn” hơn trên mạng xã hội. Đa phần họ tự cho rằng mình phải giảm cân, phải trở nên gầy thì mới đẹp, từ đó sinh ra chứng chán ăn tâm thần.

   Các báo cáo chỉ ra rằng có tới 91% thanh thiếu niên ở Anh và Hoa Kỳ sử dụng mạng xã hội, và có tới hơn 50% thanh thiếu niên có thói quen truy cập các trang mạng xã hội ít nhất một lần mỗi giờ. Và theo một báo cáo khác của chính phủ Vương Quốc Anh, 95% thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cho biết họ sẵn sàng thay đổi ngoại hình theo “chuẩn mực chung” trên mạng xã hội, vóc dáng cơ thể cũng là một trong ba mối lo lắng hàng đầu của thanh thiếu niên ở Úc.

   Các bằng chứng khoa học đều hướng tới việc nội dung trên các nền tảng mạng xã hội tập trung nhiều vào vấn đề ngoại hình, khiến giới trẻ lo lắng thái quá về vóc dáng, cân nặng của mình. Chính điều này đã thúc đẩy họ xây dựng một chế độ ăn kiêng khem thiếu lành mạnh, rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm và chứng chán ăn tâm thần.

 

Mạng xã hội

Mạng xã hội khiến con người trở nên tự ti hơn về vóc dáng, cân nặng của mình

 

   Một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí International Journal of Eating Disorders (tạp chí Quốc tế về chứng rối loạn ăn uống) vào năm 2019 cũng chỉ ra mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và chứng chán ăn tâm thần ở nhóm người thuộc độ tuổi thanh thiếu niên.

   Theo đó, có tổng cộng 996 thanh thiếu niên được theo dõi, có 69,9% bé trai và 75,4% bé gái có ít nhất một tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook, Instagram, Snapchat và Tumblr). Các hành vi chán ăn tâm lý xuất hiện ở 51,7% bé gái và 45,0% bé trai, trong đó tập thể dục quá mức và bỏ bữa là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

 

Hệ lụy nghiêm trọng từ chứng chán ăn tâm thần

   Chứng chán ăn tâm thần là khi người bệnh có sự rối loạn trong hành vi ăn uống và niềm tin méo mó với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng và hình ảnh cơ thể. Người mắc chứng chán ăn tâm thần có thể đặt một mức giới hạn vô cùng hà khắc cho lượng và loại thức ăn mà họ tiêu thụ. Họ có thể bị giảm một lượng cân đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, kể cả khi họ đã đạt được số cân mình mong muốn, họ vẫn có nỗi sợ hãi rất lớn về việc như vậy là chưa đủ hoặc tăng cân trở lại.

   Chán ăn tâm thần sẽ để lại những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe như:

  • Các vấn đề về tim: rối loạn nhịp tim, hở van hai lá, suy tim
  • Mất cân bằng các chất điện giải như natri, kali, canxi
  • Loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiểu cơ, mất cơ bắp
  • Thiếu máu
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
  • Thiếu hụt testosterone ở nam giới
  • Tổn thương não, thận
  • Mắc một số chứng rối loạn tâm thần như: trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo âu
  • Ở mức độ nặng, chán ăn tâm thần có thể gây tụt đường huyết quá mức, thậm chí có thể dẫn tới tử vong

 

Đừng để bản thân rơi vào tình trạng chán ăn do ảnh hưởng từ mạng xã hội

   Tiêu chuẩn của xã hội về “cái đẹp” ngày càng cao, béo phì cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chính vì vậy, giảm cân là nhu cầu chính đáng của mỗi người.

   Tuy vậy, mỗi cá nhân cần xác định chính xác mình có thuộc nhóm đối tượng thừa cân hay không bằng các quy chuẩn khoa học, chứ không phải quy chuẩn mà mạng xã hội đặt ra. Hiện nay, cách tính cân nặng hợp lý và khoa học nhất mà mọi người có thể áp dụng đó là chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) và WHR (chỉ số eo-mông).

   Công thức tính BMI:

BMI = cân nặng/chiều cao ^2

Trong đó, cân nặng tính theo kg, chiều cao tính theo cm

   Công thức tính WHR:

WHR = vòng eo (cm) / vòng mông (cm)

 

Phân loại

BMI (kg/m2) - WHO

BMI (kg/m2) - IDI & WPRO

Cân nặng thấp (gầy)

< 18,5

 

Bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

≥ 25

≥ 23

Tiền béo phì

25 - 29,9

23 - 24,9

Béo phì độ I

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

≥ 30

Béo phì độ III

≥ 40

 

Bảng phân loại mức độ gầy-béo của một người dựa vào chỉ số BMI

 

chỉ số WHR

Đánh giá nguy cơ sức khỏe qua chỉ số WHR

 

   Sau khi biết mình có thuộc nhóm người thừa cân hay không, nếu có, bạn cần xác định chính xác mục tiêu giảm cân của mình rồi xây dựng một chế độ giảm cân khoa học. Hai yếu tố quyết định tới việc giảm cân của bạn có thành công hay không đó là phải có một chế độ ăn giảm cân và chế độ tập luyện khoa học.

   Để tìm hiểu rõ hơn về hai yếu tố này, xin mời các bạn cùng theo dõi hai bài viết sau:

   Trẻ em chính là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi mạng xã hội. Chính vì vậy, để tránh tình trạng chán ăn tâm thần ở nhóm đối tượng này, cần có chế tài nghiêm khắc hơn trong việc giới hạn độ tuổi tiếp xúc với mạng xã hội. Còn với người trưởng thành, cần trang bị thêm nhiều kiến thức về sức khỏe để tự bảo vệ bản thân và gia đình. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: chán ăn
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà