Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 giảm, TP Hồ Chí Minh kích hoạt bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ

Cập nhập: Thứ sáu, 21/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 của người dân TP.HCM từ 98,7% vào tháng 9/2022 nay giảm xuống còn 96,7%. Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không quá hoang mang, nhưng cũng không lơ là chủ quan trong phòng dịch, đặc biệt vào thời gian sắp tới là kỳ nghỉ lễ dài ngày.

 

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 giảm ở TP.HCM

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 giảm ở TP.HCM

 

Số ca nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu tăng nhẹ

   Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), tuần qua số ca nhiễm Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu tăng nhẹ; đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5. Cùng với đó, thực trạng miễn dịch cộng đồng với Covid-19 đang có xu hướng giảm (từ 98,7% vào tháng 9/2022 xuống còn 96,7% vào tháng 4/2023).

   “Trước tình hình dịch bệnh, việc xem xét kích hoạt trở lại “chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” cần được đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận định.

   Sở Y tế TP Hồ Chí Minh dẫn chứng, ở giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, các trường hợp tử vong do Covid-19 trên địa bàn thành phố phần lớn tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng, chưa được sử dụng thuốc kháng virus trước đó. Vì vậy, khi triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã góp phần cải thiện tình hình tử vong do Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát.

   Sở Y tế cũng khuyến cáo, trước tình hình số ca mắc mới, ca nhập viện do Covid-19 tăng nhẹ trở lại, người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine, đặc biệt là khi chuẩn bị có kỳ nghỉ lễ dài vào cuối tháng 4.

   Trong đó, cần ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khi đến các nơi công cộng, các cơ sở khám chữa bệnh, ở không gian kín và các địa điểm bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thường xuyên khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ.

   Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chẩn đoán điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.

 

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ của TP Hồ Chí Minh

   TP Hồ Chí Minh xem xét thực hiện chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ với 4 giải pháp:

Cập nhật danh sách và quản lý người thuộc nhóm nguy cơ

   UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, bao gồm: Người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19.

   Chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp tổ chức rà soát, cập nhật danh sách, chuẩn hóa dữ liệu người thuộc nhóm nguy cơ, đảm bảo các dữ liệu chính xác và được cập nhật kịp thời.

 

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân

 

Tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19

   Các địa phương rà soát, lập danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc tiêm chưa đủ liều, vận động, thuyết phục người dân đến các điểm tiêm trên địa bàn.

   Công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 phải đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

   Tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được.

   Tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ mũi cơ bản, đặc biệt tại các địa phương có tỷ lệ người thuộc nhóm nguy cơ tiêm mũi nhắc lại lần 2 dưới 80%.

   Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình với người thuộc nhóm nguy cơ.

Tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19

   Hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc bệnh, cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà.

   Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị. Cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc Covid-19.

   Trong trường hợp người sống chung, người cùng gia đình mắc Covid-19, cần tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc Covid-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

Tổ chức truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe

   Tăng cường hoạt động truyền thông, tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ biết cách tự theo dõi sức khỏe. Thực hiện tốt thông điệp 2K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người.

   Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vaccine phòng Covid-19. Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.

   Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác cần báo ngay cho trạm y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị theo quy định.

   Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trước đây, TP.HCM đã triển khai hiệu quả chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ. Chiến dịch này đã có 863.401 người được lập danh sách và quản lý, trong đó phát hiện và vận động gần 21.000 người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 để tiêm vắc xin.

   Cùng với đó, xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm 8.080 người nhiễm Covid-19 để chăm sóc và cấp phát thuốc điều trị kịp thời.

   Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ lúc bấy giờ đã góp phần cải thiện tình hình mắc, chuyển nặng và tử vong do Covid-19.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

Ngày 5/5/2023, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức tuyên bố, chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với đại dịch Covid-19!

WHO cảnh báo: Biến thể COVID – 19 mới xuất hiện có nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn

Hiện nay, Tổ  chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ omicron XBB.1.16 - biến thể COVID – 19 mới được đặt tên là “Arcturus” có khả năng lây lan mạnh và gây ra đợt bùng phát mới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức nghỉ hưu trước tuổi

Theo tuổi, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế sẽ nghỉ hưu vào năm 2025. Tuy nhiên, chiều ngày 5/5/2023, sau nửa năm thôi việc theo nguyện vọng cá nhân, ông Sơn đã chính thức được nghỉ hưu sớm 2 năm.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cuối tuần này sẽ bàn việc công bố hết dịch Covid-19

  Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, bàn thảo liên quan đến nội dung công bố hết dịch Covid-19.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Mới đây, trên mạng xã hội rầm rộ chia sẻ câu chuyện “tai bay vạ gió” của một nữ sinh sinh năm 2003. Theo đó, cô gái dù chưa từng quan hệ tình dục nhưng phát hiện nhiễm HIV do... đi làm móng, khiến dư luận xôn xao.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà