Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Cập nhập: Thứ năm, 20/04/2023

 

   Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.

 

Đa số các ca Covid chuyển nặng đều có bệnh lý nền

Đa số các ca Covid chuyển nặng đều có bệnh lý nền

 

Đa số các ca Covid-19 chuyển nặng đều có bệnh lý nền

   Số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục ghi nhận gia tăng lên mốc hàng nghìn ca trong 2 ngày qua, cao nhất trong hơn nửa năm qua. Con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nữa nếu mọi người không có những biện pháp phòng dịch hiệu quả.

   Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Tuần đầu tiên tháng 4, bệnh viện tiếp nhận 47 ca, tuần 2 tăng lên 85 ca và cập nhật đến cuối chiều 17/4, bệnh viện đang tiếp nhận điều trị 146 ca, trong đó có 21 ca có dấu hiệu chuyển nặng", bác sĩ Thanh Hà cho biết.

   Trong số 21 bệnh nhân này hầu hết đều trên 70 tuổi; đa phần có bệnh nền kèm theo như tiểu đường, huyết áp, lao, HIV, COPD, viêm gan, xơ gan…

   Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số bệnh nhân đến khám vì Covid-19 cũng tăng trở lại.

   Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Văn Học, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, triệu chứng của bệnh Covid-19 không có thay đổi nhiều so với trước. Đa số bệnh nhân vào viện với các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, gần giống với cảm cúm, các loại sốt virus khác như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, sốt, đau mỏi người…

   Một số trường hợp vào khám với triệu chứng ho khan dai dẳng 5-7 ngày, khi đi khám được test sàng lọc thì có kết quả dương tính với Covid.

   Theo bác sĩ Học, hiện có nhiều dịch bệnh khác cũng đang tồn tại như cúm A, cúm B, sốt xuất huyết, các virus gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ khác... Các bệnh này có triệu chứng khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Nếu không làm xét nghiệm thì khó phân biệt được trong giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, tất cả các trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp trên: ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi… đều được xét nghiệm Covid-19 trước.

 

Cách phân biệt Covid-19 với cảm cúm

   Thời tiết Hà Nội thay đổi thất thường nên hơn một tuần nay, chị Nguyễn Thu H. (46 tuổi, ở quận Hoàng Mai) luôn trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi, khàn tiếng, ho nhiều… Dù đã tiêm đủ liều vắc-xin nhưng khu vực xung quanh có nhiều người mắc Covid-19 khiến chị không khỏi lo lắng và tự xét nghiệm nhanh Covid-19 ở nhà.

   Kết quả là âm tính nhưng chị H. vẫn chưa yên tâm nên lại đến bệnh viện khám. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chị H. được chẩn đoán nhiễm cúm mùa. "Bình thường, cứ mỗi đợt thời tiết thay đổi thì tôi thường bị cúm mùa. Cả tuần người mệt mỏi, ngây ngấy sốt, tôi ho như cuốc kêu, không làm được việc gì. Sau khi nghỉ ngơi, tẩm bổ để tăng sức đề kháng, sức khỏe tôi tốt dần. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là tôi đã nghĩ mình có thể bị mắc Covid-19" - chị H. nói.

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định, không thể phân biệt giữa cảm cúm và Covid-19 chỉ dựa vào các triệu chứng. Các chuyên gia cho biết cần xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) để biết chính xác chủng virus mắc phải, từ đó có phác đồ điều trị đúng và kịp thời.

Triệu chứng

   Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của covid-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm cúm.

   Theo nhiều nghiên cứu, những người tiêm vắc-xin ngừa covid-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm.

   Đối với người mắc Covid-19, chủng mới của Omicrcon là XBB.1.16 có thể gây ra triệu chứng viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa ở mắt. Đây là cách dễ dàng nhất để phân biệt giữa căn bệnh này và cúm.

Thời gian virus lây lan

   Bệnh nhân cảm cúm có khả năng lây nhiễm cho người khác khoảng một ngày trước khi triệu chứng xuất hiện, song mức độ lây lan mạnh nhất là khi các triệu chứng đã rõ ràng.

   Người mắc Covid-19 có thời gian truyền nhiễm dài hơn so với người mắc cúm. Trung bình, người bệnh bắt đầu lây lan virus trong hai đến ba ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng. Người mắc Covid-19 có thể truyền bệnh trong khoảng 8 ngày kể từ khi có biểu hiện bệnh.

   Cả Covid-19 và cúm đều có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, suy đa cơ quan, viêm tim, não hoặc mô cơ, thậm chí tử vong.

   Chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19, cảm cúm bằng cách tuân theo một số biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Hạn chế đến nơi đông người, che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Làm sạch và khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử... Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng Covid-19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Giám đốc CDC Hoa Kỳ chỉ ra 4 điểm mấu chốt giúp Việt Nam kiểm soát Covid-19

BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ ra 4 “vũ khí” giúp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đó là thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe quan trọng

Sỏi mật có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Nếu bạn đang muốn biết, những viên sỏi nhỏ bé trong bệnh sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đáp án chính xác và đưa ra giải pháp đơn giản, hiệu quả

Bị cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm A gây nên, có biểu hiện giống với những loại cúm thông thường nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844