Người phụ nữ bị gãy xương sườn sau khi đi bấm huyệt, bẻ khớp

Cập nhập: Thứ ba, 16/05/2023

 

   Mới đây, sau hai buổi trị liệu bấm huyệt, nắn chỉnh xương, bẻ khớp, người phụ nữ 50 tuổi phải nhập viện vì bị gãy xương sườn 12, phạm khớp sườn cột sống.

 

Vị trí xương sườn của bệnh nhân bị gãy sau khi đi bấm huyệt, bẻ khớp

Vị trí xương sườn của bệnh nhân bị gãy sau khi đi bấm huyệt, bẻ khớp

 

   Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện 1A (TP HCM) cho biết đã tiếp nhận nữ bệnh nhân P.K.A (50 tuổi) bị gãy xương sau khi bẻ khớp.

   Bệnh nhân cho biết, 10 ngày trước do thấy người mệt mỏi và đau lưng nên đi bấm huyệt, bẻ khớp ở một cơ sở tại TP Thủ Đức.

   Trong lúc thực hiện, bệnh nhân đau nhói ở vùng thắt lưng phải nhưng nhân viên spa nói "không sao" và tiếp tục "bẻ khớp". Sau buổi trị liệu thứ hai, người phụ nữ đau nhiều hơn, không đi lại được, khó thở, mệt mỏi nên đến khám tại Bệnh viện 1A.

   Qua thăm khám, bác sĩ thấy bà A. đau vùng thắt lưng phải gần cột sống, có điểm đau nhói giật nảy người ở các xương sườn cuối 11-12 gần cột sống, viêm sưng nhẹ.

   Bà A. được xử trí laser giảm đau, uống thuốc giảm đau tại chỗ. Sau 15 phút, bà có thể ngồi dậy, bớt đau và ngồi được xe lăn. Bà được chụp thêm X-quang, kết quả cho thấy bị gãy xương sườn 12, phạm khớp sườn cột sống.

   Qua các can thiệp, bà A. tỉnh táo, bớt đau, không còn phụ thuộc xe lăn và đi lại được từ từ. Bác sĩ cho toa thuốc và dặn dò nghỉ ngơi một tháng, hạn chế cử động vùng thân để xương sườn nhanh lành.

   Bác sĩ Trịnh - Trưởng Trung tâm hiệu chỉnh cơ xương khớp, Bệnh viện 1A cho biết nắn chỉnh xương, bẻ khớp là kỹ thuật điều trị khá phổ biến nhưng hiện bị đẩy lên "mức thái quá". Dịch vụ nắn chỉnh khớp thường dùng với mục đích điều trị thư giãn và trong một số trường hợp biên độ vận động của khớp giảm hay viêm dính cột sống giai đoạn đầu. Kỹ thuật này không dùng để điều trị đau do lệch vẹo cơ học hay thoát vị đĩa đệm vì ít tác dụng.

   "Việc các kỹ thuật viên kém tay nghề thực hiện hay cố gây tiếng kêu “rắc rắc” giúp bệnh nhân thỏa mãn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến chấn thương và gãy xương", bác sĩ Trịnh nói.

 

Tác dụng của nắn chỉnh khớp bị đẩy lên mức thái quá

   Thời gian gần đây, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện trào lưu nắn chỉnh xương, bẻ khớp với mục đích chữa bệnh.

   Những tiếng kêu "răng rắc" khi các "thầy thuốc online" vặn cổ, bẻ khớp cho người bệnh trong clip thu hút khá đông người xem, không ít người kháo nhau tự chữa bệnh theo hướng dẫn trong clip.

 

Một “thầy thuốc online” nhấn mạnh tay lên lưng tạo ra tiếng kêu của khớp xương được cho là để chữa gù lưng

Một “thầy thuốc online” nhấn mạnh tay lên lưng tạo ra tiếng kêu của khớp xương được cho là để chữa gù lưng

 

   BS. CKII Võ Hòa Khánh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho biết, qua thao tác trong những clip trên mạng xã hội có thể nhận thấy đây là phương pháp nắn khớp xương (chiropractic) cột sống. Phương pháp này tác động vào cột sống bằng cách dùng lực các ngón tay, bàn tay, cánh tay... giúp nắn chỉnh cột sống để khôi phục mối quan hệ của các khớp, đĩa đệm, các cơ cạnh cột sống và đốt sống, giúp cột sống tái lập sự cân bằng.

   "Tuy nhiên, cách thực hiện trong clip là quá đà, lạm dụng phương pháp này sẽ có thể gây ra biến chứng như chèn ép rễ thần kinh, tủy cổ, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, mất vững cột sống, đau vùng lưng, hông lưng…, gây yếu, liệt hai chân."

   BS Khánh tư vấn: Để thực hiện phương pháp nắn chỉnh cột sống, tốt nhất người bệnh cần đến các bệnh viện có khoa y học cổ truyền hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp để khám, qua đó đánh giá mức độ bệnh của cột sống; đồng thời, kiểm tra bệnh lý nội khoa đi kèm (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ cho lời khuyên hợp lý cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Giải độc gan qua thầy thuốc “online” – Tự rước họa vào thân

Giải độc gan qua thầy thuốc “online” – Tự rước họa vào thân

 Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người tự xưng là “thầy thuốc” để quảng cáo về các phương pháp giải độc gan cấp tốc cực kỳ tốt. Nhưng liệu hiệu quả của các phương pháp này thực sự đến đâu?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà