Hai chị em ruột vượt đường xa hiến máu hiếm cứu người

Cập nhập: Thứ bảy, 20/05/2023

 

   Hai chị em ruột là tiểu thương bán cá, khi nghe tin người bệnh cần tiểu cầu để cấp cứu, đã vượt gần 35 km đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi để hiến máu cứu người.

 

Hai chị em ruột vượt đường xa hiến máu hiếm cứu người

Hai chị em ruột vượt đường xa hiến máu hiếm cứu người

 

   Theo đó, bệnh nhân là ông N.T.C (46 tuổi), bị bệnh sốt xuất huyết, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sau đó bệnh trở nặng, ông C. bị chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải truyền tiểu cầu gấp, nhưng nhóm máu của ông C. là O Rh âm rất hiếm, tỷ lệ khoảng 0,04-0,07% dân số.

   Các bác sĩ liên hệ với những nhóm hiến máu tình nguyện nhưng không có người trùng nhóm máu. Lúc này, dựa trên cơ sở dữ liệu lưu tại viện, nhân viên y tế tìm được hai tiểu thương Nguyễn Thị Trúc (35 tuổi) và Nguyễn Thị Bảy (38 tuổi), quê ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, là người mang máu O Rh âm, từng hiến máu cứu người trong gia đình.

   Dù nhà ở xa bệnh viện, nhưng khi nghe thông tin có người bệnh cần truyền tiểu cầu nhóm máu O Rh âm, hai chị em Bảy và Trúc không ngần ngại vội đến bệnh viện để thực hiện các thủ tục xét nghiệm và hiến tiểu cầu.

   “Khi đi hiến máu, tôi không nghĩ gì hơn, chỉ mong mình có cùng nhóm máu để cứu người bệnh”, chị Bảy nói.

   Lãnh đạo Khoa Huyết học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, cho biết bệnh nhân bị giảm số lượng lớn tiểu cầu. Nhờ hai tiểu thương hiến máu kịp thời, bệnh nhân đã ổn định trở lại, có thể tự ăn cháo.

   Vợ bệnh nhân cảm ơn hai phụ nữ đã hiến máu cứu chồng mình. Đáp lại, chị Trúc và chị Bảy nói "bất cứ khi nào có người cần máu, cứ gọi".

 

Những giọt máu hiếm cứu sống hàng nghìn người

   Vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân là một giáo sư nông nghiệp người Bỉ sau chuyến công tác tại Bờ Biển Ngà về Việt Nam bị sốt rét ác tính trong tình trạng nguy kịch, mang nhóm máu hiếm Rh âm.

   Bệnh viện Bạch Mai dự trù bệnh nhân cần truyền đến 20 lít chế phẩm hiếm O Rh âm. Để có đủ máu truyền, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương Viện cùng Câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Bắc phải liên tục huy động người nhóm hiếm đến hiến máu, hiến tiểu cầu trong suốt 10 ngày. Nhờ được truyền các chế phẩm máu thuộc nhóm máu hiếm O Rh âm, cùng sự cứu chữa tận tình của các bác sĩ, sức khỏe bệnh nhân cải thiện dần, sau đó hồi phục và được xuất viện.

   TS. BS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, cho biết ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có một người), nên được coi là nhóm máu hiếm. Trong khi đó, ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc... tỷ lệ người mang nhóm máu Rh âm cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15-40% dân số.

   Các chuyên gia huyết học cho biết những người có nhóm máu hiếm Rh âm có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác. Khi họ cần truyền máu thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó, nếu cơ sở tiếp nhận máu hoặc bệnh viện không dự trữ đầy đủ.

   Những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau, nếu truyền nhầm nhóm máu Rh dương sẽ xảy ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong.

   Hiện cả nước có nhiều Câu lạc bộ nhóm máu hiếm Rh âm cùng hoạt động, từ miền Bắc, khu vực TP HCM, Đông Nam Bộ, miền Trung và nhiều tỉnh, thành phố khác.

   Do tính chất và đặc điểm "hiếm có" ở nhóm máu của mình, những người này thường không tham gia hiến máu định kỳ mà bất kỳ khi nào nhận được điện thoại của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là họ thu xếp công việc, thậm chí di chuyển xa đến hiến máu cho người bệnh.

   Thông thường các bệnh viện sẽ gửi dự trù cần máu nhóm hiếm tới Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hoặc các Trung tâm Truyền máu lớn. Nếu lượng dự trữ có thể đáp ứng đủ, Viện sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời. Trong trường hợp nguồn chế phẩm máu nhóm hiếm không có sẵn, Viện sẽ liên hệ mời người hiến máu theo danh sách.

   Chỉ tính riêng năm 2022, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận dự trù gần 350 đơn vị chế phẩm máu nhóm hiếm. Lượng máu phù hợp dự trữ sẵn chỉ đáp ứng được khoảng 30%, 70% còn lại Viện huy động trực tiếp, khẩn cấp từ những người hiến máu.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hóa trị là gì? Nó tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Để hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị liệu cũng như những tác động của nó đến cơ thể con người, những nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt trong quá trình điều trị… mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Cố vấn chuyên môn của FDA bỏ phiếu ủng hộ vắc xin RSV để bảo vệ trẻ sơ sinh

Cố vấn chuyên môn của FDA bỏ phiếu ủng hộ vắc xin RSV để bảo vệ trẻ sơ sinh

Ngày 3/5/2023, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, FDA đã chấp thuận loại vắc xin RSV đầu tiên, sau 6 thập kỷ nghiên cứu. Loại vắc xin này sẽ giúp bảo vệ những người từ 60 tuổi trở lên trước nguy cơ đến từ virus hợp bào hô hấp.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà