Không tìm thấy botulinum trong mẫu giò lụa, nguyên nhân ngộ độc do đâu?

Cập nhập: Thứ bảy, 27/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

 

 

    Hai mẫu giò lụa được Phòng Y tế TP Thủ Đức lấy từ nhà bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều có kết quả xét nghiệm âm tính với độc tố botulinum. Điều này khiến việc xác định nguyên nhân ngộ độc của 6 bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Không tìm thấy botulinum trong mẫu giò lụa, nguyên nhân ngộ độc do đâu?

Không tìm thấy botulinum trong mẫu giò lụa, nguyên nhân ngộ độc do đâu?

 

Mẫu giò lụa có kết quả xét nghiệm âm tính botulinum

    Trước đó, vào ngày 13/5, TPHCM đã ghi nhận 6 người phải nhập viện do ngộ độc botulinum. 6 bệnh nhân này đều có đặc điểm là cư trú tại TP Thủ Đức. 5 trường hợp đã ăn bánh mì kèm với một loại giò lụa bán dạo. Người còn lại ăn một loại mắm để lâu ngày.

    Trong 6 bệnh nhân, 3 anh em ruột điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được truyền 2 lọ thuốc giải BAT cuối cùng ở Việt Nam.

    Quá trình xác định nguyên nhân ngộ độc của 6 bệnh nhân này cho thấy:

  • Các bệnh nhân ở cùng địa phương
  • Họ có thời gian xuất hiện triệu chứng gần nhau
  • Có cùng diễn biến lâm sàng.

    Vì vậy, sự nghi ngờ đổ dồn về món giò lụa bán dạo. Tuy nhiên, vào ngày 25/5, các mẫu giò lụa được lấy từ nhà bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều có kết quả xét nghiệm âm tính độc tố botulinum. Vậy, nguyên nhân ngộ độc là do đâu?

 

Khó xác định nguyên nhân

     Theo chuyên gia, các chùm ca ngộ độc botulinum không giống ngộ độc thực phẩm hàng loạt mà nguyên nhân thuộc về từng trường hợp riêng lẻ.  Tuy nhiên, mọi nguyên nhân được đưa ra ở thời điểm hiện tại chỉ là dự đoán.

    Nghi ngờ lớn nhất ở thời điểm hiện tại là món giò lụa mà 5 bệnh nhân đã ăn. Vậy nhưng, khi đem mẫu đi kiểm nghiệm thì lại không tìm thấy botulinum. Mẫu được xét nghiệm là cùng lô hàng các bệnh nhân đã ăn, được lấy từ cơ sở sản xuất và nhà bệnh nhân bị ngộ độc.  Tuy nhiên, chúng ta lại không biết mẫu lấy từ nhà bệnh nhân có phải là phần còn lại sau khi ăn hay không.

   Một số giả thiết được đặt ra để lý giải cho việc mẫu giò lụa mang đi kiểm nghiệm lại âm tính với botulinum như: người sản xuất có thể đã chế biến kỹ nhưng vấn đề phát sinh trong quá trình bảo quản, quá hạn dùng hoặc sản phẩm bị chảy nhớt trong điều kiện kỵ khí, rơi xuống đất cát.

     Đại diện phòng Y tế TP Thủ Đức cho biết đang tiếp tục điều tra nguyên nhân gây ngộ độc. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân hiện tại rất khó. Bởi chúng ta phải xem xét lại quy trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm có phải là mẫu bệnh nhân ăn hay không. Nếu không phải thì kết quả xét nghiệm không phản ánh chính xác.

    Có thể bệnh nhân đã ăn hết và mẫu xét nghiệm là một cây mới cùng nơi sản xuất. Cũng có thể khâu sản xuất không có vấn đề. Nhưng quá trình bảo quản khi bán dạo làm phát sinh độc tố.

 

Bài toán dự trữ thuốc hiếm

    Việc tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc botulinum trong vụ 6 người phải nhập viện ở tp Thủ Đức là rất quan trọng. Nhưng thông qua vụ việc lần này, có thể thấy vấn đề dự trữ thuốc hiếm để điều trị các bệnh đặc biệt đang là một vấn đề nan giải.

     Trong 6 bệnh nhân ngộ độc botulinum, chỉ 3 em bé 10-14 tuổi được dùng thuốc giải độc. Các bệnh nhân này đã có những cải thiện tích cực. Trong đó, một em sắp xuất viện. Ba ca còn lại chỉ được điều trị hỗ trợ vì cả nước cạn thuốc giải độc BAT. Tuy nhiên, một bệnh nhân đã qua đời trước khi được truyền 1 trong 6 lọ thuốc giải độc mà WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tài trợ. Hai bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì dù thuốc có về đến nơi cũng không kịp sử dụng thuốc do đã hết thời gian "vàng".

   Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, không chỉ thuốc giải botulinum, các loại huyết thanh kháng bệnh dại, thuốc giải độc rắn cũng thường xuyên thiếu.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM

 

    Nguyên nhân xuất phát từ việc cho dù bệnh viện thường xuyên dự trù hàng năm các loại thuốc này nhưng vì sự phức tạp trong thủ tục, xin số đăng ký từ Bộ Y tế nên thường bị chậm. Ngoài ra, các thuốc trên thường có giá rất cao, lên đến vài nghìn USD một lọ. Một số loại lại có hạn sử dụng ngắn. Vì vậy, thuốc nhập về nếu không dùng, hết hạn phải hủy bỏ. Doanh nghiệp nhập thuốc chủ yếu để duy trì quan hệ với bệnh viện, chứ không phải vì lợi nhuận. Nguyên nhân là bởi thuốc quá đắt mà thủ tục lại rườm rà.

    Hiện nay, giải pháp căn cơ cho thực trạng này là dự trữ quốc gia về thuốc hiếm, thuốc giải độc.

 

Việt Nam sắp có trung tâm thuốc hiếm

    Thời gian qua, có nhiều loại thuốc hiếm, thuốc giải độc, chống độc bị thiếu. Nguyên nhân xuất phát từ một số yếu tố khách quan như đây là những thuốc thường ít khi bệnh nhân sử dụng, giá rất đắt nên các bệnh viện không dự trữ hoặc cần Bộ Y tế phê duyệt mua sắm. Một số nguyên nhân chủ quan là do thủ tục rườm rà trong việc dự trù và chờ phê duyệt, xin số đăng ký từ Bộ Y tế. Điều này dẫn đến việc khi bệnh nhân có nhu cầu thì không có thuốc dùng, chậm trễ điều trị, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.

    Bộ Y tế cho biết đang khẩn trương hình thành 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm nhằm giải quyết tình trạng cạn kiệt kho dự trữ, từ đó tránh tình trạng bệnh nhân tử vong do thiếu thuốc gây ra.

     Sáng 27/5, ông Lê Việt Dũng, phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết số lượng danh mục các thuốc dự trữ sẽ khoảng 15-20 loại. Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) dùng để giải độc chất botulinum cũng nằm trong danh mục này.

 

Thuốc giải độc tố botulinum

Thuốc giải độc tố botulinum

 

     Theo ông Dũng, hiện các căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ. Cục Quản lý dược cũng đề nghị bệnh viện trên cả nước dự báo tình hình dịch bệnh, xác định nhu cầu cũng như dự trù số lượng cần thiết để gửi về Bộ Y tế.

    Tuy nhiên, đến nay, Cục Quản lý Dược vẫn chưa đưa ra thời gian chính xác các trung tâm thuốc hiếm này được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Chỉ đến khi Việt Nam chính thức có các trung tâm dự trữ quốc gia về thuốc hiếm, thuốc giải độc thì nỗi lo về những trường hợp tử vong đáng tiếc như bệnh nhân bị ngộ độc botulinum ở thành phố Hồ Chí Minh vừa qua mới được vơi bớt.

    Sau vụ việc ngộ độc botulinum, một lần nữa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại được dấy lên. Để tránh bị ngộ độc, người dân nên ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ăn chín, uống sôi và đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề

Ngộ độc liên tiếp do ăn cá chép muối ủ chua: Botulinum nguy hiểm cỡ nào

Chỉ trong vòng 10 ngày, tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xảy ra 10 trường hợp được xác định ngộ độc Botulinum. Đến nay có 1 bệnh nhân tử vong, 1 bệnh nhân tiên lượng nặng, nhiều người đang điều trị thở máy.

Hơn 50 học sinh tiểu học ở Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến tham quan

Sau chuyến dã ngoại, khoảng 56 em học sinh trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân về trường và có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nghi bị ngộ độc.

Việt Nam sắp có trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Nghệ An: 76 trẻ mầm non bị ngộ độc vì ăn sữa chua tự làm

Sau bữa ăn xế bằng sữa chua tự làm tại trường, 76 học sinh mầm non ở xã Thuận Sơn (Huyện Đô Lương, Nghệ An) phải nhập viện vì có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Bệnh viện Nhi đồng 2 ngừng ghép gan không rõ lý do, sự sống bệnh nhi chới với

Bệnh viện Nhi đồng 2 hoãn ghép gan khiến nhiều gia đình lâm vào khốn khổ không biết phải tìm sự sống cho con như thế nào?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà