Giật mình chất độc hại có trên thứ mà hàng triệu người Việt đang dùng

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Giấy in hóa đơn tưởng như vô hại, nhưng ít người có thể ngờ rằng, chúng chứa những chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

 

   Mới đây, theo nghiên cứu của Hoa Kỳ đã tìm thấy hóa chất độc hại bisphenol A (BPA) có trên 93% lớp phủ của các loại hóa đơn trong cửa hàng. Chất này có thể dễ dàng xâm nhập qua da và làm rối loạn nội tiết tố.

   Melissa Cooper Sargent, chuyên gia y tế môi trường ở Ecology Center, nói: "Hóa đơn là con đường truyền nhiễm bisphenol phổ biến. Bisphenol dễ dàng hấp thụ qua da và gây rối loạn nội tiết tố khi nó xâm nhập cơ thể. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết nhà bán lẻ sử dụng hóa đơn phủ bisphenol".

   Độc tố Bisphenol A (BPA) là hóa chất có vai trò chất xúc tác hiển thị màu và đông cứng cho giấy. BPA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây chứng rối loạn tập trung, tăng nguy cơ trầm cảm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Suy giảm khả năng sinh sản: tăng nguy cơ sảy thai và vô sinh ở phụ nữ, giảm ham muốn và tinh trùng kém ở nam giới.
  • Gây bệnh tim và tiểu đường loại 2: hàm lượng BPA cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường cao hơn.
  • Các tác động tiêu cực/loại bệnh khác như: rối loạn chức năng tuyến giáp, béo phì, ung thư vú, …

 

Chất độc bisphenol-A tràn lan ở Việt Nam

   Phó giáo sư Nguyễn Văn Khôi, phòng vật liệu polymer, Viện Hoá học, Viện khoa học Việt Nam cho biết, ngoài việc được sử dụng trên giấy in hóa đơn, BPA còn là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh, bình nước, bình sữa trẻ em, đồ chơi, núm vú giả...

   Ngoài đồ gia dụng, chất bisphenol-A còn rất phổ biến trong các loại sơn tổng hợp, đặc biệt là những loại dùng để sơn cửa, bàn ghế, tường nhà…

   Tiến sĩ Khôi khẳng định, BPA có thể đi vào thức ăn nếu sản phẩm không được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn an toàn. Nó có thể thôi nhiễm khi bao bì được đun nóng, được làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống có tính axit.

   Hiện nay, BPA và phần lớn các chất phụ gia công nghiệp khác đang sử dụng tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nhiều nguồn với chất lượng khác nhau. Loại càng rẻ tiền thì lại càng nhiều tạp chất và độc tính càng cao.

   Cho đến nay, Việt Nam chưa có quy định nào về tiêu chuẩn an toàn của chất bisphenol-A. Phòng Khoa học tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho biết, Bộ chỉ kiểm duyệt mức độ thôi nhiễm của hóa chất, trong đó có bisphenol-A, từ bao bì bằng chất dẻo ra thực phẩm, chứ không quản lý về chất lượng của bao bì. Còn Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì có nhận thử nghiệm độc tính của các sản phẩm nhựa và đồ chơi trẻ em, nhưng là theo đơn đặt hàng, chứ không có chức năng kiểm duyệt.

 

Kinh nghiệm phân biệt sản phẩm có chứa chất BPA

   Trên thị trường có rất nhiều bình sữa là làm bằng nhựa polycarbonate và có thể nhà sản xuất vì lý nào đó không ghi lên sản phẩm.

Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:

Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA.

Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene thường nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate.

 

Phân biệt sản phẩm có chứa chất BPA

Phân biệt sản phẩm có chứa chất BPA

 

Lời khuyên khi sử dụng các sản phẩm chứa chất BPA

   Các sản phẩm từ polycarbonate và nhiều loại khác được sản xuất mới hay tái sinh, được sử dụng đúng thời gian hay đến khi hỏng vẫn còn được dùng? Chúng có được kiểm định để xác định thành phần sau khi xuất xưởng? Đồ nhựa chúng ta dùng có bị tiếp xúc với hóa chất làm chúng bị thoái hóa và giải phóng BPA?... Tất cả cũng chỉ là câu hỏi.

Vì vậy để hạn chế những rủi ro, người tiêu dùng nên lưu ý:

  • Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với hóa đơn như thu ngân, nhân viên ngân hàng... nên đeo găng tay và rửa sạch tay sau giờ làm việc. Còn tất cả khách hàng nên rửa tay sau khi cầm tờ hóa đơn giấy để bảo vệ sức khỏe.
  • Hết sức thận trọng với những sản phẩm nhựa, đặc biệt là bình sữa và các sản phẩm đựng chất lỏng cho bé không rõ nguồn gốc xuất xứ và tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm nhựa đã bị mờ đục hoặc trầy xước bề mặt vì khi đó nó giải phóng nhiều chất BPA hơn so với các sản phẩm nhựa bình thường khác.
  • Nên vệ sinh sản phẩm bằng tay hơn là trong máy rửa bát và đặc biệt là không được sử dụng các loại cọ để chà rửa bề mặt của sản phẩm. Việc làm nóng quá mức hoặc chà rửa quá mạnh gây trầy xước bề mặt bên trong của nhựa có thể làm rò rỉ một lượng lớn BPA có trong sản phẩm.
  • Chỉ tiệt trùng đồ nhựa khi thật cần thiết.
  • Không sử dụng các hộp nhựa chứa chất polycarbonate trong lò vi sóng. Đây là chất mạnh và bền, nhưng theo thời gian nó có thể bị phá vỡ cấu trúc khi sử dụng ở nhiệt độ cao và cho phép BPA có thể ngấm vào thức ăn.
  • Hãy chọn những sản phẩm nhựa không chứa BPA và được dán nhãn BPA free như loại nhựa PP (polypropylene) mềm và đục hơn nhựa PC, ký hiệu bằng chữ PP hoặc số 5 dưới đáy. Nhựa PES, PPSU cũng rất an toàn với người sử dụng và đặc biệt những loại nhựa này cách nhiệt tốt.
  • Nếu có thể, hãy lựa chọn các chất liệu thay thế như thủy tinh hoặc thép không gỉ để đựng thay vì các sản phẩm nhựa, đặc biệt với thức ăn hoặc các loại chất lỏng nóng...
  • Tránh sử dụng các sản phẩm đóng hộp, đặc biệt là hộp nhựa vì hầu hết các sản phẩm này đều được lót bằng nhựa có chứa BPA.
  • Để hạn chế rủi ro, các bà mẹ nên lựa chọn sử dụng những mặt hàng có tên tuổi và chất lượng. Không nên ham rẻ mà dùng những đồ không rõ nguồn gốc được bày bán trôi nổi trên thị trường.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Phát hiện hóa chất “vĩnh cửu” trong bao bì thực phẩm

  PFAS thường được gọi là "hóa chất vĩnh cửu" vì chúng không phân hủy trong môi trường. Nguy hiểm hơn, chúng được phát hiện trong bao bì thực phẩm của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, theo Consumer Reports công bố.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Thủng dạ dày vì uống bài thuốc “gia truyền” chữa xương khớp

Thủng dạ dày vì uống bài thuốc “gia truyền” chữa xương khớp

Bác sĩ Bùi Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - thông tin về trường hợp một bệnh nhân nam 70 tuổi bị viêm khớp nhiều năm nhưng tự uống thuốc nam tại nhà suốt nhiều ngày liền khiến dạ dày bị thủng.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà