10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám – Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

   Thông tin trên được tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết trong buổi lễ nhận Chứng nhận Bạc của Hội Tim mạch Mỹ (AHA), hôm 6/4 - Đây là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng nhận này.

 

suy tim

Việc tái khám với bệnh nhân suy tim là rất quan trọng

 

   “Bệnh nhân không tái khám, tự mua, dùng đơn thuốc cũ, dẫn đến nguy cơ bệnh tăng nặng, tái nhập viện”, bác sĩ Nga chia sẻ.

   Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu, nguyên nhân có thể do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim làm cho tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đủ cho các nhu cầu của cơ thể. Khi bị suy tim, người bệnh sẽ bị mệt mỏi và khó thở, giảm khả năng lao động nhất là các hoạt động cần gắng sức như đi bộ, leo cầu thang…

   "Người suy tim điều trị ổn định, được ra viện chỉ là đóng một cánh cửa và mở ra cánh cửa mới. Đoạn đường người bệnh đi sau này vẫn còn rất dài và khó khăn, do vậy việc đồng hành với bệnh nhân ngoại trú là rất quan trọng", bác sĩ Nga nói.

   Đây là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị bệnh đúng và kịp thời sẽ làm giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

   Theo Bộ Y tế, mỗi năm khoảng 200.000 người Việt chết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong, gấp đôi số người mất vì ung thư. Trong các bệnh tim mạch, tình trạng suy tim vẫn là thách thức lớn của y học, chưa có vũ khí giải quyết triệt để. Tuy nhiên, hiện có nhiều nhóm thuốc mới ra đời, được bảo hiểm y tế thanh toán, khiến việc điều trị dễ dàng hơn. Cùng đó, các tiến bộ trong phẫu thuật can thiệp đã giúp quá trình chữa bệnh tốt hơn.

 

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

   ‎Khó thở, phù, mệt mỏi là những triệu chứng khiến bệnh nhân suy tim phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên họ còn phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng nguy hiểm khác như:

- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Do hình thành các cục máu đông gây tắc các động mạch.

- Rối loạn nhịp tim do nhịp tim quá nhanh, rung thất… có thể dẫn tới nguy cơ đột tử.

- Tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp: Bệnh gây ứ dịch ở phổi gây ra các cơn ho khan, tức ngực, khó thở…

- Hỏng van tim: Tim luôn phải gắng sức khiến các dây chằng và van tim dễ bị giãn hỏng.

- Thiếu máu: Các chức năng cơ thể bị suy giảm, nhất là thận khiến cơ thể bị thiếu máu.

- Tổn thương thận, gan: Suy tim khiến chức năng thận bị suy giảm. Ngoài ra, suy tim lâu ngày dễ dẫn đến xơ gan, suy gan.

 

Người bệnh suy tim cần phải làm gì?

   Bệnh suy tim không thể tiên lượng được, nặng dần hoặc được cải thiện hơn theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị, và phát hiện bệnh sớm hay muộn. Vì vậy, ngoài việc thường xuyên thăm khám định kì thì người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức về tim mạch để làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

   Một số lời khuyên về lối sống cũng như chế độ sinh hoạt được các bác sĩ khuyến cáo như:

  • Để giảm những nguy hại hệ lụy không mong muốn người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi. Đây là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công việc của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.
  • Bệnh nhân suy tim nhẹ vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.
  • Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
  • Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
  • Dinh dưỡng cũng quan trọng với bệnh nhân suy tim, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn của mình khi được các bác sĩ điều trị khuyến cáo.
  • Người bệnh suy tim cần có một lối sống khoa học, loại bỏ các yếu tố nguy cơ có hại như:
  1. Bỏ thuốc lá, cà phê...
  2. Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.
  3. Tránh các xúc cảm mạnh (stress).
  4. Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng.
  5. Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID... và điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim…

   Suy tim là bệnh lý mạn tính, điều trị suy tim là một quá trình dài hạn. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác tốt từ phía bệnh nhân và gia đình. Sự hiểu biết về bệnh, tuân thủ điều trị và chế độ tập luyện là một trong những cách đơn giản nhất để giúp bệnh nhân có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Vụ đột tử khi đá bóng: Cảnh giác cơn đột quỵ khi chơi thể thao

Tại Tuyên Quang, một người đàn ông 37 tuổi đang đá bóng thì đau đầu, chóng mặt, xin ra sân, 30 phút sau hôn mê, mất ý thức, được hồi sức tim phổi nhưng không qua khỏi.

Điều trị đột quỵ theo hướng dẫn trên mạng, vợ khiến chồng nguy kịch

Khi thấy chồng bị đột quỵ, người vợ tham khảo trên mạng lấy dao lam rạch các đầu ngón tay khiến bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Người Việt thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam hiển thị với màu đỏ sẫm, thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, song số nơi điều trị đột quỵ ở nước ta hiện còn quá ít, đáng báo động.

Bé trai 7 tuổi bị đột quỵ: Cẩn trọng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não (đột quỵ não). Em được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói.

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Năm 2055, ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có thể bị “loại trừ”

Năm 2055, ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có thể bị “loại trừ”

Việt Nam có thể loại trừ ung thư cổ tử cung vào năm 2055 nếu nhân rộng tiêm chủng HPV kết hợp với sàng lọc và điều trị. Đây là kết luận từ Nghiên cứu được UNFPA phối hợp thực hiện cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844