Ung thư dạ dày trẻ hóa: Nguyên nhân do đâu?

Cập nhập: Thứ hai, 18/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi. Theo thông tin của Bệnh viện K, độ tuổi mắc ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa, không ít trường hợp dưới 40 tuổi, thậm chí có bệnh nhân ngoài 20 tuổi đã mắc bệnh.

 

Tại sao ung thư dạ dày lại ngày càng trẻ hóa?

Tại sao ung thư dạ dày lại ngày càng trẻ hóa?

 

Ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa

   Trong Hội nghị cập nhật tiến bộ sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa diễn ra vào ngày 15/3, TS. Nguyễn Quang Hùng (Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết bệnh ung thư dạ dày đang có xu hướng tăng và trẻ hóa. Cụ thể, Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan 2022 ghi nhận Việt Nam có hơn 16.000 ca ung thư, tăng khoảng 15% so với 2020.

   Theo thông tin tại Bệnh viện Bạch Mai, trong khoảng 2.000 ca nội soi tiêu hóa được thực hiện mỗi ngày thì có khoảng 1 - 2% trường hợp ung thư dạ dày, tương đương với 20 - 40 trường hợp mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày ở độ tuổi 20, thậm chí có trẻ 10 tuổi.

   Tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trung bình một tuần phẫu thuật từ 2-3 ca ung thư dạ dày, trong đó có những ca tuổi đời còn rất trẻ. PGS, TS Phạm Hoàng Hà (Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết: "Chúng tôi gặp nhiều trường hợp dưới 45 tuổi, thậm chí có bệnh nhân dưới 30 tuổi. May mắn là ở những người trẻ, tỷ lệ phát hiện sớm cao hơn ở người lớn tuổi".

 

Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư dạ dày ngày càng trẻ hoá?

   Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển một cách bất thường, mất kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u. Quá trình này thường diễn ra trong ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu không tầm soát sớm thì sẽ không thể phát hiện ra bệnh.

   Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày, nhưng phổ biến nhất là phần chính của dạ dày (thân dạ dày) và nơi giao nhau của dạ dày – thực quản.

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày như ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gây quá tải cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mạn tính... cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

   Theo Tiến sĩ Hùng, ung thư dạ dày gặp ở trẻ nhỏ thường do nhiễm vi khuẩn HP lây truyền từ cha mẹ hoặc từ môi trường xung quanh. Lâu dần, vi khuẩn HP gây các ổ loét mạn tính và tiến triển thành ung thư dạ dày.

   Còn ở người trưởng thành, nguy cơ ung thư dạ dày thường đến từ lối sống, đặc biệt là stress do áp lực từ học tập, công việc, gia đình. Căng thẳng, stress là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày ở người trẻ. Viêm loét dạ dày không được điều trị dứt điểm thì 40% trở thành mạn tính. Trong số bệnh nhân mạn tính, khoảng 60% bị ung thư dạ dày. Đặc biệt, viêm loét dạ dày do stress thì việc điều trị khá khó khăn. Đó cũng chính là nguyên nhân người Nhật dù lối sống lành mạnh nhưng tỉ lệ mắc ung thư dạ dày khá cao.

 

Căng thẳng, stress là một nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.

Căng thẳng, stress là một nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.

 

Phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

   Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư đã di căn thì vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người dân nên nâng cao việc phòng bệnh ung thư dạ dày bằng cách:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nitric và amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Bởi vì khi đi vào dạ dày, các chất này sẽ kết hợp thành độc tố gây nguy cơ ung thư.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai.
  • Chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ.

 

Chủ động tầm soát ung thư dạ dày nếu có yếu tố nguy cơ.

Chủ động tầm soát ung thư dạ dày nếu có yếu tố nguy cơ.

 

   Ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hoá và phổ biến cả ở những người trẻ. Mọi người được khuyến cáo duy trì lối sống lành mạnh, đồng thời nội soi đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm, tránh tổn thương tiến triển thành ung thư.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Ung thư dạ dày

Bài viết cùng chủ đề

Ung thư dạ dày - Triệu chứng, cách phát hiện và phòng ngừa, bất kỳ ai cũng cần biết

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng, cách nhận biết và phòng ngừa ung thư dạ dày nhé!

Những tác dụng của bí đỏ với đường tiêu hóa mà bạn không thể bỏ qua

Bí đỏ là một loại quả có vị ngọt đặc trưng, được dùng để tạo ra nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Không chỉ có vậy, nó còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng khác nhau với sức khỏe.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày sớm

Ung thư dạ dày là một loại ung thư thường gặp trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Giải đáp đến từ chuyên gia sức khỏe

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không? Những nguyên nhân cần biết

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HP là sẽ bị ung thư…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà