Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

Cập nhập: Thứ hai, 11/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 125 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo thêm nhiều ca bệnh, ổ dịch thời gian tới.

 

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

 

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

   Ngày 8/3, đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết tuần qua, thành phố ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 19 ca so với tuần trước. Số trẻ mắc nhiều nhất nhất tại quận Nam Từ Liêm với 12 trẻ mắc bệnh, Hà Đông có 5 ca bệnh, quận Long Biên và huyện Thanh Trì mỗi nơi có 3 ca.

   Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố có 125 trẻ mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

   Lý giải cho điều này, CDC Hà Nội cho biết, thời tiết mùa đông - xuân là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ho gà...  Thời gian tới, dự báo thành phố có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch nên các các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát phát hiện sớm các chùm ca bệnh, đặc biệt tại các trạm y tế, trường mầm non, tiểu học.

 

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng (Hand Foot Mouth Disease – HFMD) là một bệnh lý do virus gây ra, có khả năng lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác, dễ bùng phát thành dịch bệnh nếu không có phương pháp phòng ngừa và kiểm soát kịp thời. Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Trẻ mắc thường có các biểu hiện như:

  • Sốt: Có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
  • Tuy nhiên, một số trẻ chỉ loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

 

Trẻ bị tay chân miệng thường có những tổn thương ở da.

Trẻ bị tay chân miệng thường có những tổn thương ở da.

 

   Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định nên các em có thể bị tay chân miệng nhiều lần. Đa phần trẻ mắc bệnh nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,...
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời

 

Phòng tránh tay chân miệng

   Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng là:

  • Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc khi có dịch bệnh: Đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn, tránh đến những nơi đông người hoặc đang có dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu hoặc nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa bệnh lây lan.
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện sớm, từ đó có phương pháp hỗ trợ đúng cách và kịp thời.

 

Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng.

Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng.

 

   Trên đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng bệnh. Hà Nội đang xuất hiện ổ dịch tay chân miệng. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý phòng bệnh cho con và nắm được các dấu hiệu của bệnh để đưa con đi thăm khám kịp thời.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: tay chân miệng

Bài viết cùng chủ đề

Sau 2 năm khan hiếm, thuốc tay chân miệng đã về đến Việt Nam

Sau hơn 2 năm khan hiếm thuốc và 5 tháng làm thủ tục nhập khẩu, 21.000 ống Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam.

Lần đầu tiên ở Việt Nam: Bác sĩ dùng ECMO cứu bé 5 tuổi bị tay chân miệng

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa thực hiện phương pháp ECMO (tim, phổi nhân tạo) để cứu bệnh nhi bị tay chân miệng độ 4. Đây là bệnh nhi đầu tiên trên cả nước thực hiện phương pháp này điều trị bệnh tay chân miệng.

Số ca tay chân miệng tăng mạnh, TP HCM ứng phó nguy cơ bùng dịch

Chỉ trong một tháng qua, số ca tay chân miệng tăng gần 150%, Sở Y tế TP HCM chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch bùng phát…

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà