Lần đầu tiên ở Việt Nam: Bác sĩ dùng ECMO cứu bé 5 tuổi bị tay chân miệng

Cập nhập: Thứ hai, 07/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh nhi (5 tuổi, ngụ TP.HCM) bị tay chân miệng nguy kịch gây tổn thương tim, phổi nặng. Các bác sĩ quyết định dùng ECMO như biện pháp “sống còn” cứu bệnh nhi kịp thời.

 

Các bác sĩ theo dõi ảnh MRI của bé gái

Các bác sĩ theo dõi ảnh MRI của bé gái

 

Lần đầu tiên dùng phương pháp ECMO cứu bệnh nhi tay chân miệng.

   Sáng 5/8/2023, BS.CK1 Võ Thành Luân, Phó trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ tại đây vừa thực hiện phương pháp ECMO (tim, phổi nhân tạo) để cứu bệnh nhi T.N.Y (5 tuổi, ngụ TP.HCM) bị tay chân miệng độ 4. Đây là bệnh nhi đầu tiên trên cả nước thực hiện phương pháp này điều trị bệnh tay chân miệng.

   Thời điểm chuẩn bị dùng ECMO, tim bệnh nhi suy yếu dần, huyết áp tụt liên tục. Các bác sĩ phải luân phiên hồi sức tim phổi, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đồng thời khẩn trương lắp đặt và vận hành hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể.

   Sau 5 ngày chạy ECMO cùng thở máy, lọc máu, vận mạch, trợ tim, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn... ghi nhận lâm sàng của bé Y. có cải thiện; tổn thương tim bắt đầu hồi phục, các cơ quan khác và thần kinh ổn định nên bé Y. được cai ECMO.

   BS.CK2 Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 cho biết, khoa là nơi tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng mức độ nặng. Các bé hầu như đáp ứng tốt với phác đồ điều trị hiện hành. Nhưng bé Y. là trường hợp đặc biệt đầu tiên tại bệnh viện và cả nước được thực hiện kỹ thuật ECMO như một biện pháp “sống còn”.

   Sau 3 tuần điều trị, hiện sức khỏe bé Y. đã ổn định, thần kinh cải thiện tốt, ăn uống bình thường và sẽ xuất viện trong thời gian sớm nhất.

 

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

 

Những lưu ý đối với phụ huynh về bệnh tay chân miệng

   Tuần qua, TP.HCM ghi nhận gần 2.700 ca mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,4 lần so với trung bình tháng trước. Trong bối cảnh EV71 (tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng) đang chiếm ưu thế, ngành y tế dự báo số ca mắc và ca nặng tiếp tục tăng.

   PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo phụ huynh cần chú ý là bệnh tay chân miệng đang vào mùa và tăng cao. Vì vậy, bệnh nhi tay chân miệng cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời.

   Khi bệnh nhi có triệu chứng loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.

   PGS.TS Phạm Văn Quang khuyến cáo phụ huynh không lo lắng quá mức nhưng cũng không chủ quan, theo dõi sát các dấu hiệu tay chân miệng nặng cần nhập viện ngay để cấp cứu kịp thời, gồm: Sốt cao khó hạ, sốt trên 39 độ, sốt hơn hai ngày; giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, yếu chi; nôn ói nhiều; lừ đừ, lơ mơ; thở nhanh, thở bất thường; tay chân lạnh, vã mồ hôi, da nổi bông tím.

 

Bệnh tay chân miệng – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

   Theo Viện Pasteur TP.HCM, hiện bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh. Cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản là đảm bảo ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch cho cả trẻ em và người chăm sóc trẻ.

   Cụ thể:

  • Về vệ sinh cá nhân, chúng ta nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em).
  • Dùng tay hoặc khăn giấy che miệng và mũi khi hắt hơi, ho, sau đó vứt giấy đã sử dụng vào thùng rác rồi rửa tay cẩn thận.
  • Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Sau 2 năm khan hiếm, thuốc tay chân miệng đã về đến Việt Nam

Sau hơn 2 năm khan hiếm thuốc và 5 tháng làm thủ tục nhập khẩu, 21.000 ống Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam.

Số ca tay chân miệng tăng mạnh, TP HCM ứng phó nguy cơ bùng dịch

Chỉ trong một tháng qua, số ca tay chân miệng tăng gần 150%, Sở Y tế TP HCM chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch bùng phát…

Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 125 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo thêm nhiều ca bệnh, ổ dịch thời gian tới.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà