Rùng mình chuyện nuốt mật lợn sống, sản phụ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch !!

Cập nhập: Thứ tư, 08/03/2023

 

   Sử dụng mật lợn là phương pháp dân gian tồn tại ở một số địa phương giúp khắc phục tình trạng đau bụng cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, mới đây, một sản phụ đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì nuốt mật lợn sống. Điều này đã gợi lên nhiều tranh cãi nảy lửa trong dư luận về tác dụng thực sự của phương pháp trên, liệu rằng đây có phải việc “lợi bất cập hại” !!

 

                                    Rùng mình chuyện nuốt mật lợn sống

Rùng mình chuyện nuốt mật lợn sống, sản phụ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

 

Nuốt mật lợn sống, sản phụ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

    Ngay trong sáng ngày 8/3, Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vừa tiếp nhận một ca bệnh hy hữu. Đó là một sản phụ 27 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch chỉ vì … nuốt mật lợn sống.

    Theo thông tin được cung cấp, sản phụ mới nhập viện trong trạng thái đau tức vùng ngực, kích thích liên tục, khó thở, nôn khan, và không thể ăn uống được. Được biết, sản phụ này đã nuốt một túi mật lợn tươi ngay sau bữa cơm tối, và chỉ 30 phút sau, các triệu chứng khó thở, đau tức,... đã xuất hiện.

   Bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ tại khoa Nội tổng hợp đã xác định được một dị vật đang “yên vị” tại thực quản đoạn 1/3 phía trên. Sau khi tiến hành mổ nội soi gấp, một túi mật lợn dài 4cm, rộng 3cm được đưa ra ngoài thành công. Sau nội soi, sản phụ đã hồi phục và xuất viện.

   Gia đình sản phụ cho hay, chị T. mới sinh con được 2 tuần, gia đình nghe nói mật lợn giúp giảm đau và tốt cho đường tiêu hóa, nên đã xin về để sử dụng. Đây là phương pháp dân gian, vẫn được người dân tại xã Nghi Ân, thành phố Vinh áp dụng.

 

Tranh cãi nảy lửa việc dùng mật lợn, liệu có  phải thứ “lợi bất cập hại” !!

    Việc người dân sử dụng mật lợn theo kinh nghiệm dân gian không phải là điều hiếm, và những ca bệnh tương tự cũng không phải chưa từng xuất hiện. Trước đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình cũng từng cấp cứu cho một sản phụ nuốt mật lợn và có những biểu hiện tức ngực, khó thở,...

    Trên khắp các diễn đàn, việc sử dụng các loại mật động vật (mật gà, mật lợn, mật cá,...) để chữa đau bụng, giúp đường tiêu hóa khỏe luôn thu hút sự tham gia của nhiều bà mẹ trẻ và được bàn tán sôi nổi.

   Qua trao đổi với các bác sĩ, việc sử dụng mật động vật đúng là được ghi chép lại trong nhiều tài liệu y học cổ truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng mật tươi, mật sống có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Điều này đã được các địa phương cảnh báo người dân rất nhiều, tuy nhiên việc tự ý sử dụng vẫn tiếp tục diễn ra tràn lan.

   Theo Bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Phùng Đình Khánh - Hội Đông Y Việt Nam,  tất cả các loại mật động vật, đều chứa ít nhiều chất độc. Trong Đông y, mật lợn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhuận táo,... Tuy nhiên, mật lợn tốt phải đảm bảo vô trùng, không mang mầm bệnh hoặc những độc tố.

    Bác sĩ Phùng Đình Khánh cũng nhấn mạnh, tác dụng của mật lợn với phụ nữ có thai là không đáng kể. Đặc biệt, với điều kiện an toàn thực phẩm đang rất nhức nhối như hiện nay, chúng ta hoàn toàn không thể phân biệt được con lợn nào sạch, mật lợn có bị nhiễm giun, sán, vi khuẩn hay không.

   Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, hoặc viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy,... hay thậm chí là tử vong do nuốt mật lợn. Do đó, việc sử dụng mật lợn có hại nhiều hơn có lợi.

 

Mật lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng

Mật lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng gây hại

 

    Chia sẻ chi tiết hơn về sử dụng mật lợn cho sản phụ, bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh cũng cho biết, sau khi sinh con, phụ nữ tối kỵ bị nhiễm lạnh, vì “hàn tà” khiến khí huyết ngưng trệ, từ đó họ sẽ dễ bị mắc rất nhiều vấn đề sức khỏe. Trong khi đó, mật lợn có vị đắng, tính hàn, nên rất dễ khiến phụ nữ rơi vào tình trạng mà Đông y gọi là “hư hàn”.

   Cùng với đó, không có tài liệu Đông y nào nhắc đến việc sử dụng một mình mật lợn tươi để trị bệnh cả. Nếu muốn sử dụng được mật lợn, người ta phải lọc, rồi chưng cách thủy, cho đến khi được cao đặc có màu vàng, hơi xanh.

    Hoặc, cách khác là dùng dung dịch phèn chua bão hòa nhỏ từ từ vào nước mật đến khi kết tủa, sau đó lọc để lấy tủa; tiếp đến là rửa tủa bằng nước cất để loại phèn chua, đựng tủa trong một đĩa men và cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C, đến khi mật đã khô, thì để nguội, tán thành bột sẽ được cao khô. Cao khô mật lợn cũng sẽ được kết hợp với các vị thuốc khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

 

Hiểm họa tiềm tàng từ việc sử dụng mật động vật không đúng cách

   Bên cạnh mật lợn, các tài liệu Đông y cũng có ghi chép về nhiều loại mật khác nhau có tác dụng điều trị một số bệnh lý, ví dụ như:

  • Mật cá trắm được dùng trong trường hợp cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ có màng, đau nhức nhiều, trẻ em nhiều đờm dãi,...
  • Mật trăn giúp làm sáng mắt, chống phù nề, giảm đau, tiêu hoá không tốt, kiết lỵ, trĩ viêm loét, sưng đau,...
  • Mật rắn giúp chữa đau đầu kinh niên, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính, đờm nhiều buổi sáng, đau mỏi khớp,...
  • Mật gấu có công dụng chống co giật, giải độc, bảo vệ gan, trấn tĩnh, giảm ho, giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi mật, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, mỡ máu và đường huyết,...

   Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tất cả các loại mật động vật này đều có chứa một số loại chất có độc tính, kim loại nặng, giun sán, ký sinh trùng,... đặc biệt là mật động vật ngoài tự nhiên. Do đó, nếu mua phải loại mật không đảm bảo, hoặc dùng không đúng cách thì sẽ gây hại cho cơ thể. Thậm chí, người tiêu dùng còn có thể bị viêm gan, xơ gan, suy gan, suy thận nếu dùng mật có chứa cyprinol sulfate, 5a-cyprinol, acid chenodeoxycholic,...

   Ngoài ra, việc mua các loại mật có giá trị cao như mật gấu, mật rắn,... còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì gian thương đánh tráo thành mật động vật khác, hoặc dùng loại kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Cùng với đó, một số loài động vật đang trong diện được bảo tồn, nếu sử dụng mật hay bất cứ sản phẩm nào từ chúng, người dùng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý.

    Như vậy, có thể thấy, mật động vật là một trong những vị thuốc tốt trong Đông y chỉ khi chúng đảm bảo vệ sinh, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt và được sử dụng đúng cách. Ngược lại, việc tự ý sử dụng theo “phương pháp dân gian” lại khiến nhiều người lâm vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng bất cứ loại mật động vật nào, đơn cử như mật lợn.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844