Cảnh báo nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở người bệnh viêm tụy cấp

Cập nhập: Thứ ba, 14/02/2023

 

    Viêm tụy cấp là một căn bệnh thường gặp và có nguy cơ gây tử vong lên đến 30% ở những trường hợp nặng. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, và một trong số đó chính là tổn thương thận cấp tính. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về biến chứng này, trong bài viết dưới đây nhé!

 

tổn thương thận

Cảnh báo nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở người bệnh viêm tụy cấp

 

Viêm tụy cấp là bệnh gì?

   Tuyến tụy là một cơ quan đặc biệt của cơ thể, đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết. Đối với chức năng nội tiết, tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon giúp điều hòa lượng đường trong máu.

   Với chức năng ngoại tiết, tuyến tụy sản xuất các enzyme quan trọng bao gồm trypsin, chymotrypsin, lipase, ribonuclease,... Những enzyme này sẽ tạo thành dịch tụy giúp tiêu hóa protein, amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo. Tình trạng viêm tụy xảy ra khi chính những enzyme này tấn công ngược lại tuyến tụy.

    Viêm tụy cấp có triệu chứng sưng viêm đột ngột, diễn biến nhanh, với các triệu chứng điển hình như:

  • Đau dữ dội ở vùng bụng trên, xảy ra đột ngột sau bữa ăn có chứa nhiều chất đạm, lan ra sau lưng, cơn đau có thể kéo dài vài ngày.
  • Buồn nôn sau cơn đau, nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu.
  • Chướng bụng, hay bí trung tiện.
  • Rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu, sốt, nhịp tim nhanh,...

  Viêm tụy cấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, trong đó tình trạng đặc biệt nguy hiểm là tổn thương thận cấp tính, có thể dẫn đến tử vong.

 

đau bụng dữ dội

Viêm tụy cấp có thể khiến người bệnh đau bụng dữ dội

 

Viêm tụy cấp có thể làm tổn thương thận nghiêm trọng

   Tổn thương thận cấp tính (AKI) là một biến chứng mà người bệnh viêm tụy cấp rất dễ gặp phải và có tiên lượng rất xấu. Theo một nghiên cứu trên hơn 3 triệu người nhập viện vì viêm tụy cấp, tỷ lệ bị tổn thương thận cấp tính là 7,9% và tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng 8,8%. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở nhóm người viêm tụy cấp không có AKI chỉ khoảng 0,7%.

     Các cơ chế gây tổn thương thận ở người bị viêm tụy cấp có thể kể đến như:

  • Viêm tụy cấp làm giảm thể tích máu

   Các enzyme được giải phóng ra làm tăng tính thấm thành mạch và thoát dịch giàu protein vào khoảng kẽ, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn. Trên thực nghiệm, mức lọc cầu thận giảm 40% và thể tích huyết tương giảm 26% ở những động vật thí nghiệm bị gây viêm tụy cấp.

   Để làm rõ điều này, các tác giả đã truyền trypsin, chymotrypsin, elastase và phospholipase A2 vào những con vật thí nghiệm bình thường. Kết quả nhận được cũng tương tự như trên.

  • Các chất độc hại tiết ra từ tuyến tụy hoại tử

  Tuyến tụy hoại tử sẽ giải phóng ra nhiều chất như: Trypsin, chymotrypsin, bradykinin, histamine và prostaglandin E, cũng như nội độc tố và vi khuẩn. Sự xuất hiện của histamin làm tăng tính thấm thành mạch, giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, sự tăng hoạt động của hệ giao cảm gây co mạch ở thận, giảm lưu lượng máu đến thận, từ đó góp phần gây ra tổn thương thận cấp tính.

  • Tác động từ quá trình viêm

    TNF-a tác động trực tiếp lên cầu thận dẫn đến thiếu máu cục bộ và hoại tử ống thận. Đồng thời, nó cũng kích thích giải phóng các cytokine khác như: IL-1b, IL-8 và IL-6, tác động đến các tế bào nội mô dẫn đến thiếu máu cục bộ thận, huyết khối và giải phóng các gốc oxy hóa  tự do.

   Các chất trung gian gây viêm làm tăng tính thấm niêm mạc, dẫn đến sự di chuyển của nội độc tố và vi khuẩn từ đại tràng. Nội độc tố làm tăng mức endothelin, gây co mạch, giảm lưu lượng máu đến thận và hoại tử ống thận.

 

viêm ở tụy có thể gây tổn thương thận

Quá trình viêm ở tụy có thể gây tổn thương thận

 

  • Tăng sức cản mạch máu

   Viêm tụy cấp có thể làm mức renin huyết tương tăng cao gấp sáu lần so với bình thường. Trypsin và kallikrein trong huyết tương kích hoạt quá trình chuyển đổi prorenin thành renin, làm tăng mức angiotensin II, dẫn đến tăng sức cản mạch máu thận, giảm lưu lượng máu và mức lọc cầu thận.

  • Hội chứng khoang bụng

   Hội chứng khoang bụng hình thành khi áp lực trong ổ bụng tăng lên > 20 mmHg. Viêm tụy cấp nặng có nguy cơ gây ra hội chứng khoang bụng vì làm tăng các chất trong ổ bụng bởi tắc ruột, cổ trướng và chảy máu trong ổ bụng.

   Điều này tạo nên sức nén và làm giảm lưu lượng máu thận. Kết quả cuối cùng là làm giảm áp lực lọc cầu thận, giảm chức năng vi mạch và phân phối oxy, dẫn đến tổn thương thận do thiếu máu cục bộ.

    

Viêm tụy cấp còn có thể gây ra những biến chứng nào khác?

   Bên cạnh biến chứng tổn thương thận cấp tính, người mắc viêm tụy cấp còn có thể gặp phải một số tình trạng khác cũng nguy hiểm không kém như:

  • Xuất huyết ở tuyến tụy hoặc trong ống tiêu hóa, các cơ quan khác.
  • Hạ huyết áp, suy đa tạng do nhiễm khuẩn nặng hoặc xuất huyết.
  • Suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do thay đổi hóa sinh, ảnh hưởng đến trao đổi khí tại phổi, oxy trong máu giảm xuống mức rất thấp.
  • Nhiễm trùng tại tuyến tụy dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô.
  • Nang giả tụy do quá trình khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Nang giả tụy có chứa các enzym, chất dịch và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến. Nang này có thể mất đi sau 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, nếu để nang quá lâu, thì có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.

   Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở người bệnh viêm tụy cấp có thể lớn hơn 15%. Đặc biệt, tỷ lệ này còn cao gấp 3 lần ở người bị viêm tụy cấp do rượu bia. Viêm tuỵ cấp do rượu bia tái phát nhiều lần còn có thể dẫn đến viêm tụy mãn tính. Lúc này, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng như tiểu đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy,...

 

Tỷ lệ tử vong ở người bệnh viêm tụy cấp do rượu bia

Tỷ lệ tử vong ở người bệnh viêm tụy cấp do rượu bia cao gấp 3 lần

 

Phòng tránh viêm tụy cấp như thế nào?

   Để phòng ngừa trước nguy cơ mắc phải viêm tụy cấp, người bệnh cần:

  • Không uống quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần, rải đều từ 3 ngày trở lên. Mỗi đơn vị rượu có từ 8 - 14g rượu nguyên chất, tương đương 270ml bia hoặc 1 chén rượu vang 125m, hoặc 1 chén rượu mạnh 25ml.
  • Nếu nguyên nhân viêm tụy cấp là do rượu, người bệnh cần bỏ rượu hoàn toàn.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, giảm chất béo.
  • Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách ăn uống và tập luyện đều đặn.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về biến chứng tổn thương thận do viêm tụy cấp. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM

 

Chủ đề: Viêm tụy cấp

Bài viết cùng chủ đề

Nguy hiểm sức khỏe vì trào lưu “bữa ăn khổng lồ” Mukbang

Đằng sau những video mukbang “bữa ăn khổng lồ” chứa đầy món ngon hấp dẫn, người quay phải đối mặt với nguy cơ tăng cân khó kiểm soát và những hệ lụy về sức khỏe khác
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844