Đại học Oxford cảnh báo: Tránh thai bằng nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

Cập nhập: Thứ năm, 30/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) tiến hành phát hiện tất cả các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết đều làm tăng 25% nguy cơ ung thư vú.

 

Tránh thai bằng nội tiết tố

Tránh thai bằng nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

 

   Các nghiên cứu trước đây xác định nguy cơ ung thư vú gia tăng ở những người sử dụng thuốc tránh thai nội tiết kết hợp 2 loại hormone estrogen và progestogen. Tuy nhiên, chưa nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thuốc tránh thai đơn thuần chỉ chứa progestogen với nguy cơ ung thư vú.

   Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS Medicine cho thấy các biện pháp tránh thai nội tiết tố đều có khả năng gây nguy cơ ung thư vú như nhau.

   Nhóm nghiên cứu theo dõi gần 30.000 phụ nữ dưới 50 tuổi, phát hiện ung thư vú xảy ra ở khoảng 44% người được kê đơn thuốc tránh thai nội tiết ba năm trước. Một nửa trong số họ dùng loại thuốc chỉ chứa progestogen. Tỷ lệ mắc bệnh ở người không dùng thuốc tránh thai là 39%.

   Nghiên cứu này cũng xác nhận nguy cơ ung thư vú sẽ giảm đi sau khi phụ nữ ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố.

 

Tránh thai bằng nội tiết tố - Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

   Phương pháp nội tiết tố là sử dụng hormone để điều chỉnh hoặc ngừng sự rụng trứng và ngăn ngừa mang thai. Hiện nay, biện pháp này có thể sử dụng dưới nhiều hình thức như:

  • Thuốc tránh thai tổng hợp: Có kết hợp khác nhau của estrogen tổng hợp và progestin.
  • Thuốc tránh thai đơn thuần chỉ chứa progesteron
  • Miếng dán ngừa thai: Là một miếng mỏng, dính vào da và giải phóng hormone qua da vào máu.
  • Ngừa thai dạng tiêm: Phương pháp này là tiêm chất progestin, được đưa vào cơ thể qua cánh tay hoặc mông 3 tháng một lần
  • Vòng âm đạo: Là chiếc vòng mỏng, nhỏ, linh hoạt, cung cấp một loại estrogen tổng hợp và progestin. Chiếc vòng được đưa vào âm đạo và liên tục cung cấp các hormone trong 3 tuần.
  • Que cấy dưới da: Mỗi que nhỏ như que diêm bằng nhựa. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn que dưới da trên cánh tay của người phụ nữ. Các que nhỏ cũng phát tán ra chất progestin và có thể được cấy trong thời gian lên đến 5 năm
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp (ECP): Là thuốc nội tiết tố, uống một liều duy nhất hoặc hai liều cách nhau 12 giờ.

 

Thuốc tránh thai sử dụng nội tiết tố

Thuốc tránh thai sử dụng nội tiết tố

 

   Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra việc sử dụng nội tiết tố để ngừa thai có thể ảnh hưởng tới phụ nữ và đôi khi là cả nam giới theo nhiều cách khác nhau.

   Trong một nghiên cứu về nữ giới trên tạp JAMA Psychiatry, các nhà nghiên cứu từ trường đại học Copenhaghen thực hiện khảo sát trên 1,061,997 phụ nữ sống ở Đan Mạch trong độ tuổi từ 15-34 tuổi. Kết quả cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có xu hướng sử dụng thuốc chống trầm cảm nhiều hơn 23%. Con số này là 34% khi phụ nữ sử dụng thuốc chỉ có progestogen, 60% với phụ nữ sử dụng vòng âm đạo (etonogestrel), 40% đối với dụng cụ đặt tử cung chứa levonorgestrel.

   Theo một nghiên cứu trên tạp chí The Endocrine Society's Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism (JCEM), một nhóm nghiên cứu đã tiến hành tiêm nội tiết tố 8 tuần/lần (200 mg norethisterone enanthate kết hợp với 1000 mg testosterone undecanoate) có tác dụng ngăn chặn sản xuất tinh trùng cho 320 nam giới. Biện pháp này tỏ ra có hiệu quả khi số lượng tinh trùng giảm, qua đó mở ra một hướng đi mới về áp dụng biện pháp tránh thai trên cơ thể nam giới. Tuy nhiên nghiên cứu này đã phải dừng lại sớm do phát sinh một số các tác dụng phụ như mụn, rối loạn tâm lý, tăng ham muốn…

   Như vậy, qua 2 nghiên cứu trên có thể thấy việc tránh thai bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của cơ thể. Ngoài làm tăng nguy cơ ung thư gan, vú hoặc ung thư cổ tử cung, nó còn có một số tác dụng phụ khác như kích thích âm đạo, đau vú, vú to, thay đổi ham muốn tình dục, tăng huyết áp, máu đông (đặc biệt là nếu bạn hút thuốc, trên 35 tuổi hoặc có huyết áp cao, tiền sử bệnh tim hoặc tiểu đường), tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trầm cảm, đau nửa đầu, thay đổi khẩu vị, thay đổi cân nặng, buồn nôn, đầy hơi và sỏi mật.

 

Các lựa chọn thay thế biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

   Nếu lo lắng về những nguy cơ kể trên liên quan đến việc kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố, bạn có thể cân nhắc các phương pháp thay thế sau đây:

  • Phương pháp rào cản: Một biện pháp thay thế an toàn cho biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bao gồm: bao cao su, màng ngăn, màng film chứa chất diệt tinh trùng như VCF
  • Vòng tránh thai không nội tiết tố: Vòng tránh thai không nội tiết tố có thể giúp bạn tránh thai mà không làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Phẫu thuật kiểm soát sinh sản vĩnh viễn: Đây là biện pháp được áp dụng đối với cả nam giới và nữ giới, có hiệu quả lâu dài và chỉ cần thực hiện một lần bằng cách can thiệp ngoại khoa thông qua kỹ thuật thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng. Quá trình này sẽ ngăn quá sự gặp nhau của tinh trùng và trứng .

   Biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố cho phụ nữ được cho là khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai tuy nhiên nó lại gây ra nhiều hệ lụy xấu với sức khỏe. Bởi thế, hãy cân nhắc các biện pháp tránh thai an toàn hơn bạn nhé.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà