Tử vong do bệnh dại tăng, Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch

Cập nhập: Thứ bảy, 16/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Chiều 13/3, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết bệnh dại có xu hướng gia tăng. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Số ca tử vong do bệnh dại tăng.

Số ca tử vong do bệnh dại tăng.

 

 Số ca tử vong do bệnh dại gia tăng

   Thống kê cho thấy số người chết do bệnh dại gần đây liên tục tăng. Trong năm 2023, cả nước ta có 82 người chết vì bệnh dại, gần 675.000 người phải điều trị dự phòng bệnh. Trong đó 80% trường hợp do chó cắn, 18% do mèo, còn lại do các động vật khác như khỉ, chuột, dơi.

   Riêng hai tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (10 trường hợp). Bên cạnh đó đã có hơn 100.000 người phải tiêm vaccine phòng bệnh dại do bị chó mèo cắn. Được biết, với 22 ca tử vong thì bệnh dại đang là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ người chết cao nhất.

   Nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số người chết do dại cao như Gia Lai có 14 ca, Nghệ An và Bình Phước ghi nhận 7 ca, Điện Biên có 6, Bến Tre ghi nhận 5 ca tử vong, Đắk Lắk và Bình Thuận đều có 4 ca. Đặc biệt, tháng trước có trường hợp chó dại cắn 14 học sinh, giáo viên trong trường học ở Quảng Ninh.

   Được biết, các ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày và có nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

   Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là nạn nhân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Đây là do hiện nay truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế khiến người dân chưa hình dung được mức độ nghiêm trọng của bệnh dại dẫn đến chủ quan lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vaccine phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn.

 

Tìm hiểu về bệnh dại

   Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Virus dại thường gặp ở động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

 

Tìm hiểu về bệnh dại

Tìm hiểu về bệnh dại

 

   Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương…

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại  hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chết cho 60.000 – 70.000 người và hàng triệu loài động vật. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Triệu chứng của bệnh dại

Bệnh dại khi phát sẽ có 2 thể chính bao gồm thể cuồng và thể liệt:

Thể cuồng

  • Triệu chứng đầu tiên: Sốt cao, đau đầu, cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc bỏng rát bất thường hoặc không giải thích được (dị cảm) tại vị trí bị cắn.
  • Khi virus tấn công đến hệ thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống bắt đầu tiến triển, bệnh nhân có triệu chứng bồn chồn, lo lắng, sợ nước, sợ gió, bị ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy mọi thứ), lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, khó thở, nuốt khó, tiết nhiều nước bọt, sủi bọt ở miệng
  • Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng

Thể liệt

Người bệnh xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

 

Khi bị động vật nghi dại cắn thì phải làm gì?

Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:

  • Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường.
  • Sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng virus tại vết cắn.
  • Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
  • Tiêm vaccine uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.
  • Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Lưu ý: Tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang.

   Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:

  • Tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
  • Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
  • Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

 

Cách xử trí khi bị chó - mèo cắn.

Cách xử trí khi bị chó - mèo cắn.

 

   Trên đây là một số lưu ý về bệnh dại và cách xử trí khi bị động vật nghi dại cắn. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nên người dân không nên chủ quan, lơ là. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh dại

Bài viết cùng chủ đề

Tại sao có người sau nhiều năm bị chó cắn mới tử vong? Thời gian ủ bệnh dại là bao lâu?

Tại sao có người sau nhiều năm bị chó cắn mới tử vong? Thời gian ủ bệnh dại là bao lâu?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà