Làn sóng Covid-19 mới tăng nhanh trên toàn cầu, dịch tại Việt Nam ra sao?

Cập nhập: Thứ tư, 24/01/2024

 

   Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do Covid - 19 trong tháng 12/2023, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023. Trước làn sóng dịch bệnh Covid - 19 tăng nhanh như vậy thì dịch tại Việt Nam ra sao?

 

 

Làn sóng Covid-19 mới tăng nhanh trên toàn cầu

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, số ca nhập viện do Covid - 19 ở gần 50 quốc gia tăng 42% so với tháng 11/2023, tập trung tại châu Âu và châu Mỹ.

Cụ thể:

  • Mỹ ghi nhận 29.000 ca nhập viện do Covid - 19 từ ngày 17 đến ngày 23/12/2023, tăng hơn 16% so với tuần trước đó.
  • Tại Anh, trung bình hơn 3000 người mắc Covid - 19 nhập viện mỗi ngày trong tuần đầu năm 2024, cao hơn đến 68% so với đầu tháng 12/2023.
  • Tại Italy, số người mắc Covid-19 tăng cao trong hai tuần cuối năm 2023, với tỷ lệ lây nhiễm là 17,7/1.000.

   Số ca Covid - 19 tăng cao kéo theo đó là số ca tử vong do Covid - 19 trên toàn thế giới cũng tăng lên nhanh chóng. Trong tháng 12/2023, toàn thế giới có 10.000 ca tử vong do Covid - 19.

   Theo AP đưa tin, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới - Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Mặc dù 10.000 ca tử vong mỗi tháng là con số thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch, nhưng mức tử vong này là không thể chấp nhận được".

   Theo người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết, các cuộc tụ tập trong dịp nghỉ lễ và một biến thể lây lan nhanh chóng là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới.

   Các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, trong đó có những biến thể cần theo dõi như XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86, JN.1.  Trong đó, biến thể JN.1 hiện là biến thể nổi bật nhất trên thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng biến thể này chiếm khoảng 44% số ca nhiễm Covid-19 trên toàn quốc. TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, theo phân loại của WHO, JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm.

 

Dịch tại Việt Nam ra sao?

   Số mắc Covid - 19 tại nước ta cũng đang có xu hướng tăng. Theo TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nước ta đã ghi nhận 419 ca mắc Covid-19, nhập viện rải rác ở 39 tỉnh, thành phố trong 2 tuần đầu năm 2024. Số ca mắc tăng gấp 2,4 lần so với 2 tuần trước đó

   Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát. Số ca nhập viện  tăng nhẹ nhưng không có trường hợp nặng. Hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả. Ở nước ta, Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B, được giám sát như các bệnh cúm mùa thông thường khác.

   Hiện nay, miền Bắc nước ta đang bước vào giai đoạn mùa đông xuân, thời tiết thay đổi thất thường, lạnh xen lẫn nồm ẩm khiến các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp.

   Ngoài ra, bước vào giai đoạn gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.

   Để tăng cường phòng chống dịch bệnh, Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh thành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

 

Người dân nên làm gì để phòng ngừa Covid - 19 và  các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác?

   Để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nói chung và Covid - 19 nói riêng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 5 biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:

  • Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và các địa điểm tập trung đông người.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục thể thao, nâng cao thể trạng.
  • Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
  • Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 

Khuyến cáo phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Khuyến cáo phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

 

   Hiện nay, số ca Covid - 19 ở nước ta có tăng nhẹ nhưng vẫn kiểm soát được. Người dân không nên quá lo lắng, điều quan trọng là bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước Covid-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19...

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Covid-19

Bài viết cùng chủ đề

4 ngày nghỉ lễ, 11 ca tử vong liên quan đến Covid-19

Trong 4 ngày nghỉ lễ, cả nước ghi nhận 11 trường hợp tử vong do mắc Covid-19. Đa số người chết đều cao tuổi, hoặc mắc bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

Covid-19 chuyển sang bệnh nhóm B – người mắc không được điều trị miễn phí

Sau khi dịch Covid-19 chuyển từ nhóm A xuống nhóm B, các chính sách và quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị đều sẽ khác, người mắc bệnh sẽ không còn được điều trị miễn phí.

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Que tránh thai “đi lạc” trong cơ thể, người phụ nữ nhập viện

Que tránh thai “đi lạc” trong cơ thể, người phụ nữ nhập viện

Bác sĩ Trần Quốc Thắng, trưởng khoa phụ sản 1 – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị một phụ nữ 32 tuổi ở Hà Nội nhập viện do cấy que tránh thai đi lạc sâu vào trong cơ bắp tay phải.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844