Gia tăng ca viêm phổi ở trẻ do vi khuẩn Mycoplasma

Cập nhập: Thứ sáu, 14/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tại Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai), tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm phổi do Mycoplasma chiếm 30-40% số bệnh nhân viêm phổi phải nhập viện điều trị. Có một số ca biến chứng viêm phổi nặng phải thở oxy và một số ca bị viêm phổi thùy kháng thuốc.

 

Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương khám cho bệnh nhi viêm phổi thùy do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae

Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương khám cho bệnh nhi viêm phổi thùy do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae

 

Triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma giống với cảm cúm thông thường

   Bé D.H.T.N (3 tuổi Tây Hồ, Hà Nội) đến bệnh viện khám với những triệu chứng điển hình như ho, sốt nhẹ, tuy nhiên bé vẫn hoạt bát, không quấy khóc nên gia đình cho rằng bé chỉ bị cảm cúm thông thường. Sau khi chỉ định cho bé chụp X Quang và làm các xét nghiệm máu cần thiết, bác sĩ kết luận T.N. bị viêm phế quản do vi khuẩn Mycoplasma, cần phải điều trị bằng kháng sinh.

   Một trường hợp khác cũng nhiễm Mycoplasma dẫn đến viêm phổi là bé N.K. (Hà Nội). Bé khám khi ho nhiều, không sốt, ăn uống tốt. Mẹ bé N.K. cho biết dù đã uống nhiều loại siro ho nhưng triệu chứng không giảm. Ngược lại, trong cổ họng của bé, đờm xanh xuất hiện nhiều. Sau khi đến khám và làm xét nghiệm, kết quả trả về bé đã dương tính với Mycoplasma.

   Viêm phổi do Mycoplasma có những biểu hiện ban đầu như sốt nhẹ sau đó tiến triển thành sốt cao hơn và ho dai dẳng. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-3 tuần. Khởi đầu trẻ có thể có những triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Sau đó bệnh có thể tiến triển hoặc gây biến chứng viêm phổi dẫn đến tình trạng sốt cao, ho kéo dài liên tục, khó thở, một số trẻ lớn có thể khởi phát cơn hen cấp tính hoặc có thêm các triệu chứng khác không điển hình như đau đầu, đau cơ, đau ngực, …

   ThS.BS Đỗ Hoàng Hải, Trung tâm Nhi khoa cho biết thêm: Bệnh viêm phổi do Mycoplasma có những triệu chứng không điển hình nên phụ huynh thường nhầm lẫn với cảm cúm thông thường và tự ý điều trị cho con tại nhà. Nếu không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách, trẻ có thể bị suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

 

Biến chứng của bệnh có thể để lại nhiều hậu quả

   Bác sĩ Hải cho hay, một số biến chứng nguy hiểm của viêm phổi do Mycoplasma có thể kể tới như:

  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ tràn qua các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Tràn dịch màng phổi: Việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở.
  • Áp xe phổi: Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp: những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng này.
  • Suy hô hấp: Dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác, chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.

 

Bệnh lây qua đường hô hấp, đeo khẩu trang để phòng bệnh

   Về con đường lây truyền, bác sĩ Hải cho hay vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ trong không khí, điều này chỉ xảy ra khi tiếp xúc gần. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là đeo khẩu trang.

   Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi không điển hình, bác sĩ Hải khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

   Các biến chứng nghiêm trọng (viêm phổi nặng, viêm não, thiếu máu tan máu, suy thận…) thường không phổ biến, nhưng có thể dẫn đến trẻ phải nhập viện và đôi khi tử vong.

   Với những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể lây lan rộng ra cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bác sĩ Hải khuyến cáo người dân đi khám bệnh ngay khi có những triệu chứng bất thường như sốt, mệt mỏi, ho dai dẳng tại các cơ sở y tế uy tín.

   Về phòng ngừa lây nhiễm, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Mycoplasma pneumoniae. Người dân cần được tư vấn về phòng chống nhiễm trùng và lây nhiễm khi có dịch. Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này nên được áp dụng biện pháp phòng ngừa giọt bắn trong toàn bộ thời gian mắc bệnh.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Sinh thiết phổi là gì? Có nguy hiểm không? Bao lâu thì có kết quả?

Trước khi tiến hành sinh thiết phổi, bệnh nhân và người nhà của họ sẽ khó tránh khỏi các thắc mắc như phương pháp này là gì? Có vai trò gì trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.

VTV3: Cách khắc chế hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đang ngày càng trở lên nguy hiểm. Khi mà năm 2016 COPD đã trở thành căn bệnh gây tử vong thứ 3 chỉ sau ung thư và đột quỵ

Phòng ngừa viêm phổi ở người cao tuổi trước khi quá muộn

Việc phòng ngừa viêm phổi ở người cao tuổi là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp giúp người cao tuổi phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nặng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, đáng chú ý là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị bệnh.

Sống khỏe mạnh khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bao nhiêu năm đi xuất khẩu lao động, làm việc cật lực bên Malaysia, chú Nguyễn Đình Tư (50 tuổi), thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội, điện thoại 0974.918.758 luôn mơ viễn cảnh về Việt Nam, cuộc sống của mình sẽ đổi đời
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà