Tự chữa gút theo lời người quen, người đàn ông bị mất ngón chân

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

 

   Bàn chân và đầu gối sưng đỏ do bị bệnh gút, anh M. nghe người quen lấy lá trộn với muối để đắp vào chỗ đau. Tuy nhiên, sau đó vết thương đau nhức dữ dội, có dấu hiệu nhiễm trùng nên được đưa vào Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) điều trị.

 

Mất ngón chân vì tự ý chữa gút theo lời người quen

Mất ngón chân vì tự ý chữa gút theo lời người quen

 

Tự đắp lá trộn muối chữa gút theo lời người quen

   Sau khi phát hiện bị bệnh gút và tiểu đường năm 33 tuổi, anh M được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, anh cần phải điều chỉnh chế độ ăn nhiều rau, ít thịt đỏ, hải sản và hạn chế rượu bia…

   Sau khi kiêng cữ được vài tháng, nghĩ rằng bệnh đã ổn định nên do nhu cầu công việc cần tiếp khách nhiều, anh M. quên dần chế độ ăn uống như lời dặn của bác sĩ. Sau khoảng 2 năm, anh lại sưng đỏ bàn chân và đầu gối. Theo lời người quen, anh đâm nhuyễn lá trà tươi, pha muối và đắp lên vết sưng. Bốn ngày sau, chân anh đau nhức dữ dội, có dấu hiệu nhiễm trùng và phải vào Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) điều trị.

   Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định anh M. bị tái phát bệnh gút, biến chứng nặng, các khớp bị xốp, vết thương nhiễm trùng, phải tháo khớp 3 ngón chân bên phải, cắt lọc các mô hoại tử.

   Theo TS BS. Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, không ít các trường hợp tự ý sử dụng các biện pháp chữa gút được truyền miệng, không được kiểm chứng đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng mới đi khám.

   Bác sĩ Ngọc chia sẻ, anh K. cách đây 4 tháng, bị sưng đau, tấy đỏ các khớp chân phải, thường xuyên có những cơn đau dữ dội ở ngón chân cái. Sau khi đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, hạn chế các thức ăn nhiều đạm để chữa gút.

   Sau khi sử dụng hết đợt thuốc đầu tiên, người bệnh thấy các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ các khớp giảm đi đáng kể, anh tự ý ngưng thuốc. 6 tháng sau đó, mỗi lần các khớp sưng đau, anh không tái khám mà sử dụng một loại thuốc bắc do người quen giới thiệu.

   Gần đây, anh thường xuyên bị các cơn đau, nóng và sưng tấy khớp bàn chân. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh gút của anh đã tiến triển giai đoạn nặng do nhiều khớp bị biến dạng kèm theo biến chứng của việc lạm dụng thuốc có chứa corticoid (như kiểu hình cushing, bầm máu tay chân, suy thận). Vì vậy, việc điều trị của anh phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Phải sau gần 1 năm, tình trạng sưng đau khớp mới được điều trị dứt điểm, anh mới có thể đi lại như bình thường.

   Bác sĩ Ngọc cho hay trước đây, bệnh gút thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Tuy nhiên hiện nay, nhiều bệnh nhân mắc gút chỉ 30-40 tuổi. Bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận người trẻ bị gút nặng, nhiều biến chứng.

   “Nhiều trường hợp bị gút thường chủ quan. Họ tự mua thuốc giảm đau, giảm sưng uống, có người chỉ dùng thuốc khi sưng đau nặng, hoặc uống vài ngày rồi bỏ. Hậu quả là bệnh ngày càng trầm trọng, biến chứng hoặc nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Ngọc nói. 

   Bác sĩ nhấn mạnh việc tự ý dùng thuốc giảm đau, bài thuốc dân gian không được kiểm chứng có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, suy thận... Trường hợp các nốt tophi bị vỡ, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu nguy cơ tử vong rất cao. Biến chứng cũng khiến người bệnh giảm chức năng vận động, ảnh hưởng tâm lý, chất lượng cuộc sống.

 

sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ

 

Các biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh gút

   Theo bác sĩ Ngọc đánh giá, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút. Trong đó, lý do chủ yếu là rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng axit uric trong máu, gây lắng đọng các tinh thể urate ở các khớp. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều nội tạng, hải sản, thịt đỏ, bia rượu… cũng khiến tình trạng nặng nề hơn, nhất là ở người trẻ.

   Bệnh khởi phát bằng các đợt viêm khớp cấp tính với triệu chứng đột ngột sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp ở chân, nhất là khớp ngón chân cái... Nếu không kiểm soát, bệnh tiến triển thành mạn tính, lâu dài có thể gây cứng khớp, gặp biến chứng với các nốt u (hạt tophi) ở khớp, lắng đọng các tinh thể urat ở thận dẫn đến suy thận.

Để có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh gút, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

- Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật); kiêng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn

- Hạn chế sử dụng rượu bia

- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả giàu vitamin C: Rau cải xanh, cải bắp, quả anh đào, nho, cam, lê…

- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh

- Giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng đối với những người béo phì.

- Tập thể dục: Các bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, đi bộ hay tập yoga.

- Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như: Thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi…

   Khi bị gút, nhiệm vụ quan trọng nhất mà người bệnh cần làm chính là hạ và giữ acid uric máu ở ngưỡng an toàn để giảm tần suất cơn gút cấp và ngăn ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm. Vậy làm cách nào để kiểm soát acid uric máu? Câu trả lời chính là sử dụng viên uống thảo dược BoniGut đến từ Mỹ.

   BoniGut mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, phòng ngừa các biến chứng bệnh gút như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh gút chữa gút

Bài viết cùng chủ đề

Chia tay những cơn gut cấp nhẹ nhàng sau 10 năm sống trong đau đớn

Anh Nguyễn Văn Uyển ( 52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) 

Bệnh gút ăn gì tốt nhất? Biện pháp nào giúp cải thiện bệnh tối ưu?

Bệnh gút ăn gì tốt nhất và nên kiêng ăn gì? Biện pháp nào giúp cải thiện bệnh tối ưu? Mời bạn đọc cùng Thảo Dược Bốn Phương tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả

Biểu hiện của bệnh gút là gì để phân biệt với các bệnh đau khớp khác? Cách khắc phục hiệu quả bệnh gút ra sao? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết đáp án chính xác nhất!

VTV3: Giải pháp cho tình trạng suy giảm chức năng sinh lý ở bệnh nhân gút

Gút là một bệnh mãn tính gây lên sự ám ảnh kinh hoàng cho người bệnh bởi những cơn đau khủng khiếp, hạt tophi gây biến dạng khớp khiến người bệnh vận động hay đi lại đều khó khăn

Top 3 loại hoa quả giảm axit uric tốt cho người bệnh gút

Việc sử dụng biện pháp giúp hạ axit uric máu là cực kỳ quan trọng, không thể thiếu ở người bệnh gút. Và các loại hoa quả giảm axit uric ở bài viết ngay dưới đây sẽ phần nào giúp bạn thực hiện điều đó!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844