Chưa vào mùa mưa, số ca sốt xuất huyết đã tăng gấp đôi – Bộ Y tế cảnh báo

Cập nhập: Thứ ba, 21/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Chúng ta đều biết, mùa mưa mới là mùa mà dịch sốt xuất huyết bùng phát nghiêm trọng, tuy nhiên, hiện giờ mặc dù chưa tới mùa mưa, tuy nhiên số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận 2 tháng đầu năm đã tăng hơn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, khoảng 13.000 ca. Trước diễn biến gia tăng bất thường này, Bộ Y tế đã có Công văn số 1453/BYT-DP về việc chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết.

 

sốt xuất huyết

Ca sốt xuất huyết đã tăng gấp đôi so với năm ngoái

 

Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng bất thường

   Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca sốt xuất huyết đang tăng tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ghi nhận 172 ca sốt xuất huyết ở 23/30 quận huyện, tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chưa có trường hợp tử vong.

   Còn tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC thì từ đầu năm đến nay, tổng số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh là 4.683 ca, cùng kỳ năm ngoái là 2.611 ca. Trong tuần này, toàn thành phố ghi nhận 19 ổ dịch mới phát sinh sốt xuất huyết mới phát sinh ở 18 phường xã thuộc 11/22 quận huyện thành phố Thủ Đức.

   Bộ Y tế nhận định năm nay thời tiết bất thường khiến ca sốt xuất huyết tăng dù chưa vào mùa mưa. Dự báo sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong thời gian tới do mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao.

 

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt, tích cực phòng chống

   Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết trước các tháng cao điểm năm 2023, Bộ Y tế đề nghị uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước, trong mùa dịch; chỉ đạo sở thông tin và truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với sở y tế tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết; tổ chức, triển khai các chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết sâu rộng trên địa bàn.

   Ủy ban nhân dân các tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền trong chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các biện pháp xử lý.

   Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo hệ thống y tế dự phòng triển khai giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương theo hướng dẫn.

   Các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo đầy đủ thuốc, trang thiết bị, máy móc điều trị; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới.

   Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.

 

cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận

 

Cách theo dõi và xử lý sốt xuất huyết tại nhà

   Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết rất đa dạng, từ không triệu chứng, mức độ nhẹ cho đến mức độ nặng và nguy kịch, thậm chí tử vong.

   Trong những ngày đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với nhiều loại bệnh do virus khác như cúm A, COVID-19… nên khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn và bỏ sót chẩn đoán, dẫn tới không được điều trị kịp thời, làm cho bệnh diễn biến nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

   Ở mức độ nhẹ, người bệnh sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi nhiều kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, đau nhức hốc mắt, đau mỏi cơ và khớp, nổi ban dát sẩn hoặc ban xuất huyết ngoài da…

   Theo TS. Nguyễn Trọng Thế, Phó Chủ nhiệm khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: "Người mắc sốt xuất huyết mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu có sốt cao, uống nhiều nước (từ 2 đến 3 lít nước oresol hoặc/và nước hoa quả…). Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung vitamin các loại và dinh dưỡng hợp lý.

   Ở mức độ vừa, người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo như: Vật vã hoặc li bì, lừ đừ, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ban xuất huyết nhiều ngoài da, nôn ói nhiều, đau bụng, gan to, tiểu chảy, nước tiểu ít sẫm màu. Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo này, người bệnh không được chần chừ, cần nhập viện ngay để theo dõi điều trị nội trú.

   Ở mức độ nặng, người bệnh cần được theo dõi, điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Các dấu hiệu của xuất huyết nặng bao gồm sốc tụt huyết áp; tràn dịch đa màng như màng tim, màng phổi, màng bụng; rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng toàn thân như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, ho ra máu, đái ra máu, máu tụ lớn trong các khối cơ; suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, có thể dẫn đến tử vong.

   Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vaccine phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm tránh bị mắc bệnh. Bao gồm:

- Vệ sinh môi trường, xóa bỏ các ổ nước đọng trong nhà và xung quanh nơi ở, diệt loăng quăng (bọ gậy), phun thuốc diệt muỗi, tránh muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, mặc quần áo dài và các biện pháp xua muỗi khác.

- Khi trong khu vực sinh sống, làm việc xuất hiện có ca bệnh sốt xuất huyết thì công tác phòng chống dịch cần phải được triển khai mạnh mẽ với sự phối hợp của chính quyền, ngành y tế, các đoàn thể và toàn bộ người dân trong khu vực.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: sốt xuất huyết

Bài viết cùng chủ đề

Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!

Thông thường, sốt xuất huyết chỉ xảy ra nhiều vào tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên gần đây, thời tiết nồm ẩm rất thuận lợi cho muỗi phát triển, khiến số người mắc bệnh tăng cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Máu cô đặc, tràn dịch màng phổi sau 5 ngày sốt xuất huyết

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 60 tuổi sốt cao, đau đầu. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, máu cô đặc, có tràn dịch màng phổi.

Bị sốt xuất huyết, bé 2 tuổi suýt chết trên nền bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua đã tiếp nhận một bé trai 27 tháng tuổi sốt, ho 3 ngày, chân tay lạnh. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu trên nền bệnh tim bẩm sinh phức tạp

WHO cảnh báo: Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

Trái đất ấm lên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển rầm rộ. WHO cảnh báo các bệnh do muỗi truyền, trong đó có sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn.

Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần cùng kỳ, có nhiều ca biến chứng nặng

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 170 ca mắc sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện. Đáng chú ý, có nhiều ca biến chứng nặng, có gia đình 2-3 người cùng phải nhập viện…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Nóng: Bộ Y tế chỉ đạo gia hạn hơn 700 số đăng ký thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Nóng: Bộ Y tế chỉ đạo gia hạn hơn 700 số đăng ký thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Ngày 1/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã gia hạn đợt 2 cho 715 số đăng ký thuốc trong nước và nước ngoài. Như vậy sau 2 đợt gia hạn theo Nghị quyết 80, đến nay đã có gần 9.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà