Thông thường, sốt xuất huyết chỉ xảy ra nhiều vào tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên gần đây, thời tiết nồm ẩm rất thuận lợi cho muỗi phát triển, khiến số người mắc bệnh tăng cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan trong việc phòng ngừa căn bệnh này.
Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!
Số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng theo từng năm
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Các triệu chứng của bệnh là sốt cao liên tục trong khoảng 6 ngày kèm theo đau mỏi người. Từ ngày thứ 3 đến thứ 7 kể từ khi bị nhiễm virus, tiểu cầu sẽ giảm dần, người bệnh có nguy cơ chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, thậm chí sốc sốt xuất huyết.
Đến nay, y học toàn cầu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu chủ yếu là giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
WHO đã cảnh báo sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất và là "mối đe dọa đại dịch". Những yếu tố như biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino, tốc độ đô thị hóa gia tăng cùng với sự giao thương đi lại giữa các quốc gia đều góp phần khiến bệnh diễn biến phức tạp.
Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết tăng trên 30 lần trong 50 năm qua. Ước tính khoảng 50-100 triệu trường hợp hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới.
Tại Việt Nam, năm ngoái, Hà Nội ghi nhận 37.441 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 2,4 lần so với 2022, trong đó có 4 ca tử vong.
Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!
Ba tháng đầu năm nay, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 18/3, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, gần đây, thành phố ghi nhận rải rác nhiều ca sốt xuất huyết. Trong khi đó, dịch bệnh này thường chỉ xảy ra vào cuối mùa hè và mùa thu hằng năm.
Sốt xuất huyết thường chỉ xảy ra vào cuối mùa hè và mùa thu
Số ca mắc trung bình từ 17 đến 24 ca mỗi tuần với 5 ổ dịch lớn. Quận, huyện có nhiều ca mắc nhất là Đống Đa với 81 ca, Hà Đông 58, Hoàng Mai 43, Hai Bà Trưng 32,...
Các chuyên gia nhận thấy, đặc điểm và độc lực của virus gây sốt xuất huyết hiện tại không có gì bất thường so với các năm trước. Tuy nhiên, dịch bệnh lại xuất hiện sớm hơn với xu hướng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do:
- Công tác phòng chống ở một số khu vực chưa quyết liệt
- Thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.
CDC Hà Nội dự báo số người mắc sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian tới. Do đó, người dân không nên chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh này.
Cách phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Hiện tại, Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, địa phương chuẩn bị các kịch bản để ứng phó với từng cấp độ dịch.
Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần chung tay áp dụng biện pháp để phòng ngừa muỗi đốt, chẳng hạn như:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: Muỗi có thể sinh sản ở vũng nước tù đọng, đồ vật có chứa nước (bể, lu, giếng nước, chậu…). Mỗi gia đình cần loại bỏ vật thải, đậy kín các dụng cụ chứa nước, phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nơi ở sạch sẽ để muỗi không có chỗ trú ngụ.
- Sử dụng thuốc chống côn trùng để giảm nguy cơ muỗi đốt.
- Mặc quần áo dài tay khi ở ngoài trời, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Sử dụng màn ngủ để tránh muỗi đốt.
- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để giảm nguy cơ lây lan bệnh cho người khác.
Như vậy, dịch sốt xuất hiện xuất hiện sớm hơn, số ca mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Để giảm bớt con số khổng lồ ấy, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng động, bạn nên phối hợp với các ban ngành, chủ động phòng chống dịch bệnh càng sớm càng tốt!
XEM THÊM: