Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

 

   Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác, song dường như không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn những phiên bản trước đó.

 

Biến chủng XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19

Biến chủng XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19

 

TP HCM phát hiện biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19

   Sáng ngày 14/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM phối hợp Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) lấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 để giải trình tự gene virus. Kết quả, có 5 mẫu được giải mã thành công, trong đó 2 mẫu nhiễm biến chủng BA.5, một mẫu BA.2.75, một mẫu XBB.1 và một mẫu XBB.1.5. Đây là lần đầu tiên biến chủng XBB.1.5 được ghi nhận tại Việt Nam. Các chuyên gia cũng nhận định trong thời gian tới, biến chủng mới này sẽ chiếm ưu thế lây nhiễm.

   Theo CDC TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, số ca mắc mới Covid-19 trung bình khoảng 1 ca/ ngày. Số ca nhiễm trong tuần này tăng nhẹ, ngày 12/4 thêm 3 ca, và ngày 13/4 có 7 ca. Hiện đang có 12 bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, không có ca bệnh nặng phải thở máy.

   Sở Y tế khuyến cáo người dân duy trì miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 bằng cách tiêm vaccine đủ liều, nhất là với trẻ em từ 5 tuổi trở lên và nhóm có yếu tố nguy cơ cao.

   Bộ Y tế đã gửi công văn số 2116/BYT-DP đến các tỉnh thành về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm quốc gia cũng ghi nhận số ca Covid-19 cả nước tăng trở lại. Bộ Y tế cảnh báo khả năng dịch chồng dịch có thể xảy ra do các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... có nguy cơ gia tăng số ca mắc.

 

XBB.1.5 có thể là phiên bản Omicron lây lan nhanh nhất của Covid-19

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, biến chủng XBB.1.5 đang gây đợt bùng phát mới ở Mỹ, có thể là phiên bản Omicron lây lan nhanh nhất. Mặc dù biến thể mới được ghi nhận trên thế giới từ tháng 10/2022 và đến nay đã lây lan ở hơn 70 quốc gia.

   Các chuyên gia đánh giá, XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế so với các chủng phụ của Omicron khác trong thời gian tới do có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn.

   Tiến sĩ Jeremy Luban, chuyên gia virus tại Đại học Massachusetts, cho biết XBB.1.5 lây lan nhanh chóng vì ba lý do. Thứ nhất, người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ sau khi các nước phương Tây đã gỡ bỏ toàn bộ lệnh hạn chế thời đại dịch. Thứ hai, biến chủng truyền từ người sang người hiệu quả hơn vì có khả năng liên kết chặt chẽ với thụ thể ACE-2. Cuối cùng, biến chủng trốn tránh được những kháng thể của hệ thống miễn dịch.

   Ông Luban lo ngại tình trạng lây lan nhanh sẽ tạo điều kiện cho một biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện trong tương lai. "Bất cứ khi nào virus lây lan quá mạnh, nhân lên quá nhanh, nó có thể thay đổi và ảnh hưởng đến đại dịch. Song chúng ta không thể dự đoán mức độ ảnh hưởng ra sao", ông nói.

   Tiến sĩ Julie Parsonnet, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Stanford Health Care cho biết: Người nhiễm XBB.1.5 vẫn có những triệu chứng phổ biến của Omicron như ngạt mũi, đau đầu, sốt, ớn lạnh, ho và đau họng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị đau nhức cơ thể hơn nhiều.

   Hiện WHO cũng chưa có bất kỳ dữ liệu nào về mức độ nghiêm trọng hoặc bức tranh lâm sàng về tác động của XBB.1.5.

   Các chuyên gia cho biết vaccine vẫn hiệu quả ngăn ngừa tình trạng chuyển nặng và tử vong sau nhiễm virus. Nghiên cứu công bố hồi tháng 12/2022 cho thấy vaccine Covid-19 đã điều chỉnh, nhắm vào hai biến chủng khác nhau, vẫn có tác dụng trước XBB.1.5.

 

Tiêm vaccine ngừa Covid-19

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 vẫn là giải pháp quan trọng hàng đầu

 

Phòng ngừa XXB.1.5 – Tiêm vaccine ngừa Covid-19 vẫn là quan trọng nhất

   Mặc dù số lượng ca mắc Covid-19 ở nước ta hiện đang ở mức cao nhất trong khoảng 4 tháng qua, tuy nhiên, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, đánh giá theo thang chấm điểm về cấp độ dịch Covid-19 thì hiện tại cả nước vẫn "màu xanh", cấp độ dịch số 1, ở mức độ an toàn, có thể kiểm soát ổn định.

   Bên cạnh đó, khi được hỏi về giải pháp phòng chống dịch Covid-19, GS Lân khẳng định, "phủ sóng" vaccine Covid-19, củng cố miễn dịch vẫn là giải pháp quan trọng hàng đầu.

   Nhận định về hiệu quả của vaccine, GS Lân chia sẻ: "Biến chủng lưu hành gây bệnh Covid-19 hiện nay chủ yếu là biến chủng Omicron.

   Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vaccine Covid-19 hiện nay có hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả.

   Việt Nam là một trong số các quốc gia tiêm chủng Covid-19 cao trên thế giới. Tuy nhiên có nơi, tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Đây là nhóm cần ưu tiên tiêm chủng bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong.”

   "Các địa phương cần rà soát, đánh giá nhu cầu tiêm vaccine Covid-19 theo quy định và đề xuất gửi về Bộ Y tế làm cơ sở phân bổ cân đối đầy đủ vaccine và có kế hoạch tiêm đúng thời điểm, đạt hiệu quả phòng dịch tốt nhất", GS Lân nhấn mạnh.

   Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa Đông – Xuân, GS Lân khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện những biện pháp dự phòng cá nhân như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay sạch...; chú trọng tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế, nhất là người có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Số ca Covid-19 tăng nhanh và phức tạp – Hà Nội chỉ đạo khẩn ứng phó

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/4 đến nay, số người nhiễm Covid-19 tăng dần. Cụ thể, trong 7 ngày qua, số ca mắc trung bình là 79 ca/ngày.

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Việc nắm được mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết cũng như dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ bạn trước sự tấn công của bệnh, nếu có mắc cũng sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả do nó gây ra. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

WHO tuyên bố: “Chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với Covid-19”

Ngày 5/5/2023, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức tuyên bố, chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với đại dịch Covid-19!

Chưa vào mùa mưa, số ca sốt xuất huyết đã tăng gấp đôi – Bộ Y tế cảnh báo

Mặc dù chưa tới mùa mưa, tuy nhiên số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận 2 tháng đầu năm đã tăng hơn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, khoảng 13.000 ca.

TP Hồ Chí Minh đã có bệnh nhân tử vong vì Covid-19

Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, nam bệnh nhân 54 tuổi mắc các bệnh lý tim mạch đồng thời dương tính với virus Sars-CoV-2 đã tử vong vào ngày 26/4/2023.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Tế bào gốc trị bách bệnh – Coi chừng “tiền mất, tật mang”

Tế bào gốc trị bách bệnh – Coi chừng “tiền mất, tật mang”

Tế bào gốc được quảng bá có thể điều trị mọi bệnh tật, từ thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối cho tới tiểu đường, ung thư, da liễu, tim mạch. Vậy hiệu quả thực sự của tế bào gốc trong điều trị bệnh là gì?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844