Dịch sốt xuất huyết có thể “phá vỡ quy luật” – Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Cập nhập: Thứ sáu, 07/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường công tác phòng dịch.

 

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh từ đầu năm 2023

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh từ đầu năm 2023

 

Sốt xuất huyết phá vỡ quy luật “4-5 năm mới có đỉnh dịch”

   Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng trung ương, cho biết thông thường số ca sốt xuất huyết sẽ bắt đầu tăng dần từ tháng 4 và lên đến đỉnh vào tháng 10, 11 (trùng mùa mưa). Năm nay, diễn biến dịch trong giai đoạn 3 tháng đầu năm cao hơn nhưng đến tháng 6-7 lại giảm hơn so với năm ngoái.

   "Trước đây, sốt xuất huyết ở nước ta diễn biến theo chu kỳ 4-5 năm bùng dịch một lần, song hiện quy luật này có dấu hiệu bị phá vỡ, không theo chu kỳ nào cả", ông Dũng nói.

   Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến giữa tháng 6/2023, thành phố ghi nhận gần 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông, Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Tây Hồ, Thanh Trì và Cầu Giấy.

   Trong khi đó, miền Nam đang có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Điều này chứng tỏ diễn biến dịch sốt xuất huyết hiện nay tùy từng vùng miền, không tuân theo chu kỳ chung, nguy cơ dịch bùng phát bất cứ thời điểm nào.

   Theo tiến sĩ Dũng, điều kiện khí hậu hiện nay, nắng lắm, mưa nhiều tạo thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh là muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Thêm vào đó, nhiều nơi còn xả rác thải chưa đúng nơi quy định, phế liệu đọng nước chưa được thu gom… Người dân có thói quen tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, nước tưới cây trong các bể xây, thùng phi, xô, chậu… hay trồng cây cảnh, hòn non bộ đã vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và bọ gậy phát triển.

   "Chúng ta chỉ mới trải qua 6 tháng đầu năm và theo tính toán trong giai đoạn tới, diễn biến dịch sẽ ngày càng phức tạp hơn chứ không giảm đi", ông Dũng nói.

   Để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế gần đây tổ chức nhiều cuộc họp, yêu cầu các địa phương nâng cao năng lực chống dịch. Địa phương tăng cường xử lý các điểm nguy cơ, hướng dẫn người dân phòng bệnh, nâng cao năng lực phát hiện, điều trị bệnh ở cơ sở y tế, hạn chế tỷ lệ bệnh nặng và tử vong.

   Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng cũng vừa tham mưu Bộ Y tế xây dựng lại hướng dẫn phòng chống dịch sốt xuất huyết. Bản hướng dẫn ban hành từ năm 2014 cần chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với những diễn biến phức tạp của dịch hiện nay.

   Một trong những điểm mới nhất mà các cơ quan tham mưu đưa ra là thành lập "Tổ sốt xuất huyết cộng đồng". Đây là mô hình được học tập từ "Tổ Covid-19 cộng đồng" đã phát huy hiệu quả trong đại dịch vừa qua.

 

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra

 

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

   Để phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần phòng tránh bị muỗi đốt. Theo đó, mọi người cần vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy. Tiến hành phun muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

   Người dân cần hiểu rõ về cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự gia tăng dịch bệnh.

   Các bác sĩ cũng lưu ý, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

   Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính do virus Dengue gây ra. Với thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà nhưng phải được chẩn đoán theo dõi bởi các nhân viên y tế. Trong 2 ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt cao và có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol.

   Vào ngày thứ 5-7 là giai đoạn bệnh có thể tiến triển nặng. Do vậy, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen hoặc có biểu hiện nặng hơn như chân tay lạnh, đau bụng, buồn nôn và tụt huyết áp… người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế.

   Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày, nếu quá sốt ruột mà dùng thuốc hạ sốt không theo chỉ dẫn sẽ khiến gan dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ chảy máu. Để hạ sốt chỉ dùng paracetamol, không dùng aspirin và ibuprofen vì 2 loại thuốc này sẽ khiến việc chảy máu do sốt xuất huyết trầm trọng hơn. Bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để hạn chế các biến chứng do mất nước.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bị sốt xuất huyết, bé 2 tuổi suýt chết trên nền bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua đã tiếp nhận một bé trai 27 tháng tuổi sốt, ho 3 ngày, chân tay lạnh. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu trên nền bệnh tim bẩm sinh phức tạp

Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!

Thông thường, sốt xuất huyết chỉ xảy ra nhiều vào tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên gần đây, thời tiết nồm ẩm rất thuận lợi cho muỗi phát triển, khiến số người mắc bệnh tăng cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Việc nắm được mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết cũng như dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ bạn trước sự tấn công của bệnh, nếu có mắc cũng sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả do nó gây ra. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

 Đau dây thần kinh tọa là bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở thắt lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì nhé!

Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Bộ Y tế thông báo cả nước hết vaccine 5 trong 1 – Nguyên nhân do đâu?

Bộ Y tế thông báo cả nước hết vaccine 5 trong 1 – Nguyên nhân do đâu?

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế, cho biết: “Cả nước không còn vaccine 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng, một số vaccine khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới”.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà