36 tuổi đã bị ung thư phổi chỉ vì … ở cùng nhà với người hút thuốc lá

Cập nhập: Thứ hai, 13/03/2023

 

    Khi được bác sĩ thông báo mình ung thư phổi di căn, người phụ nữ 36 tuổi ở Hà Nội bàng hoàng và không tin bởi bản thân chưa một lần hút thuốc lá. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến ai cũng phải xót xa.

 

ung thư phổi

36 tuổi đã bị ung thư phổi chỉ vì ở cùng nhà với người hút thuốc lá

 

Nữ bệnh nhân mắc ung thư phổi di căn khi mới 36 tuổi

    Ở hội nghị "Cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi" diễn ra ngày 9-10/3 tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) đã chia sẻ về 1 ca bệnh rất đáng chú ý.

    Đó là 1 người phụ nữ 36 tuổi ở Hà Nội, chị đi khám vì có triệu chứng đau đầu, đau vùng cột sống thắt lưng, đau ngực kèm theo khó thở. Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy phổi của bệnh nhân có kích thước lớn, có tổn thương kèm khối u trong phổi và đã di căn màng phổi, di căn gan, di căn hạch, di căn xương, di căn não. Thể trạng bệnh nhân yếu, có nhiều đau đớn do khối u di căn.

    Khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân cho biết từ nhỏ, chị đã ở cùng nhà với người cậu ruột thường xuyên hút thuốc lá. Qua loại trừ các nguyên nhân gây ung thư phổi khác, PGS.TS Phạm Cẩm Phương đưa ra kết luận: Hút thuốc lá thụ động từ khi còn nhỏ và liên tục trong nhiều năm có thể là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân này bị ung thư phổi cho dù có tuổi đời còn rất trẻ.

    Rất tiếc rằng, vì phát hiện bệnh quá muộn, đồng thời thể trạng người bệnh yếu và từ chối các phương pháp điều trị nên hiện bệnh nhân chỉ có thể được điều trị triệu chứng, tiên lượng rất nặng. 

 

ung thư phổi vì hút thuốc lá thụ động

Nhiều phụ nữ bị ung thư phổi vì hút thuốc lá thụ động

 

Báo động tình trạng ung thư phổi ngày càng trẻ hóa

    Tại hội nghị, PGS.TS Phạm Cẩm Phương cho biết: “Các bệnh ung thư hiện nay ngày càng phổ biến và trẻ hóa, trong đó có ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2, chỉ sau ung thư gan. Nếu như trước đây, các ca bệnh nhân mắc ung thư phổi chủ yếu tập trung vào đối tượng nam giới trên 50 tuổi thì hiện nay, bệnh gặp ở cả những người chưa đến 40 tuổi và là phụ nữ”.

    Bác sĩ cũng chỉ ra những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ hóa ở bệnh nhân ung thư và tỷ lệ mắc ở nữ giới tăng lên, trong đó có nguyên nhân do hút thuốc lá thụ động.

     Trong khói thuốc lá lơ lửng trong không khí có chứa khoảng 40 chất gây ung thư. Vì vậy, không cần trực tiếp hút thuốc mà chỉ cần thường xuyên hít phải khói thuốc, con người cũng dễ bị ung thư phổi và các bệnh ung thư khác như: Ung thư miệng, ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày, gan, thận,...

   Nguy hiểm hơn nữa, đó là nếu như trước đây, nữ giới mắc ung thư phổi thường là do mang đột biến gen. Với nguyên nhân này thì có thể áp dụng phương pháp điều trị trúng đích, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp bị ung thư phổi do nguyên nhân khác, ví dụ như trường hợp của bệnh nhân 36 tuổi kể trên, vì không mang gen đột biến nên bệnh nhân chỉ có thể được áp dụng điều trị hóa trị, miễn dịch, nên tiên lượng rất nặng nề.

 

Tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ gia tăng vì hút thuốc lá thụ động

Tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ gia tăng vì hút thuốc lá thụ động

 

Tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi và tầm quan trọng của tầm soát ung thư

    GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Cách đây khoảng 10 năm, các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn đã có di căn sang cơ quan khác thường chỉ sống được hơn 6 tháng”

    “Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã cập nhật nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư phổi. Đặc biệt các tiến bộ này đã đi sâu đến sinh học phân tử, công nghệ gen, tế bào, từ đó đánh giá được người bệnh này mang những đột biến gen gì để từ đó có phương pháp điều trị trúng đích, điều trị miễn dịch hiệu quả, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Khi áp dụng các phương pháp điều trị này, có những bệnh nhân ung thư phổi dù phát hiện ở giai đoạn muộn cũng có thể sống thêm 5 năm”.

    Còn khi phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm thì sẽ cho phép điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không có biểu hiện rõ ràng. Và thực tế cho thấy, ở nước ta, tỷ lệ người dân tham gia tham gia các chương trình khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư là rất thấp. Chỉ khi có triệu chứng nặng và rõ ràng, họ mới đi khám. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

    Vì vậy, người dân, đặc biệt là những người có nguy cơ ung thư phổi cao như người hút thuốc lá và thường xuyên hít phải khói thuốc lá, người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm… thì cần kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ.

    Trường hợp của bệnh nhân nữ 36 tuổi kể trên cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang hút thuốc lá thường xuyên. Hành động của họ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe của những người xung quanh, trong đó có người thân trong gia đình. Vì vậy, nếu hút thuốc thì cần hút có ý thức, không hút ở nơi công cộng, ở môi trường sinh hoạt chung của gia đình. Và tốt hơn hết, họ cần bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.

 

Dùng Boni-Smok để bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt

Dùng Boni-Smok để bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt

 

    Để bỏ thuốc lá thành công, người nghiện thuốc lá nên sử dụng sản phẩm nước súc miệng Boni-Smok. Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại  bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương đã cho kết quả rất tích cực về hiệu quả của sản phẩm này. Đó là chỉ sau 7 ngày sử dụng Boni-Smok, đã có đến 72.7% trường hợp bỏ thuốc lá thành công chỉ sau 7 ngày. 26.3% còn lại là những người nghiện thuốc lá lâu năm, cần nhiều hơn 1 tuần để bỏ thuốc triệt để.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: ung thư phổi

Bài viết cùng chủ đề

Bị ung thư phổi cần chế độ ăn uống như thế nào? BoniDetox có phòng ung thư phổi hay không?

Bị ung thư phổi cần chế độ ăn uống như thế nào? BoniDetox có phòng ung thư phổi hay không?

Thuốc của AstraZeneca làm giảm một nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi

Thuốc viên uống osimertinib dùng hằng ngày sau phẫu thuật cắt khối u, do AstraZeneca sản xuất giúp giảm 51% nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

VTV3: Cách bảo vệ phổi khỏi nhiễm độc từ khói bụi, thuốc lá

Có thể nói lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngay nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút

VTV3: Giải pháp kiểm soát hiệu quả bệnh viêm phế quản mạn tính

Thực trạng ô nhiễm không khí đang trở nên ngày càng trầm trọng cùng với thói quen hút thuốc lá khó bỏ của nhiều người đã khiến cho tỉ lệ các bệnh lý về hô hấp tăng cao trong đó thì phổ biến nhất là viêm phế quản mãn tính

VTV2: Giải pháp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mãn tính đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

Mỗi năm khi thời tiết giao mùa chuyển từ mùa thu sang mùa đông, nắng mua thất thường, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh chính là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh hô hấp
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844