Hà Nội: 233 ổ dịch, gần 3000 người nhập viện vì sốt xuất huyết

Cập nhập: Thứ hai, 06/11/2023

 

   Toàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua đã ghi nhận hơn 1.500 ổ dịch sốt xuất huyết. Tuy số lượng ổ dịch hiện đã giảm còn 233 nhưng trong tuần vừa rồi, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

 

Hà Nội: 233 ổ dịch, gần 3000 người nhập viện vì sốt xuất huyết

Hà Nội: 233 ổ dịch, gần 3000 người nhập viện vì sốt xuất huyết

 

Số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2022

   Trong 6 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần ghi nhận hơn 2.500 trường hợp sốt xuất huyết và có xu hướng ngày càng tăng. Riêng trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng hơn 10 ca so với tuần trước đó).

   Cũng trong tuần này, thành phố ghi nhận thêm 107 ổ dịch tại 25 quận, huyện, thị xã (tăng 7 ổ dịch so với tuần trước đó).

   Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội đã lên tới 28.483. So với cùng kỳ năm 2022, số ca bệnh đã gấp 2.7 lần. Tuy rằng, hiện nay chỉ có 223/1520 ổ dịch đang hoạt động, nhưng với diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp như hiện nay, số người mắc bệnh dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng và khó kiểm soát.

 

Hà Nội khẳng định chưa bị quá tải trong điều trị sốt xuất huyết

     Ngay từ đầu mùa dịch, Thành phố Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch ứng phó với việc dịch bùng phát, đảm bảo công tác điều trị kịp thời, tránh quá tải. Các chỉ đạo đã được đưa ra từ sớm nhằm phân tầng điều trị và phân công 40 bệnh viện trên địa bàn đảm nhiệm; đồng thời đảm bảo đủ nhu cầu thuốc, hóa chất, vật tư, dịch truyền phục vụ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.

    Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tổng số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế là 2.869 người bệnh trên tổng số 4.200 giường trong kế hoạch phục vụ điều trị trong những ngày dịch diễn biến phức tạp này.

    Hà Nội khẳng định các cơ sở y tế vẫn chưa có hiện tượng quá tải trong điều trị sốt xuất huyết. Tuy không tránh khỏi tình trạng quá tải cục bộ từng khoa, phòng trong một thời điểm ngắn bệnh nhân nhập viện ồ ạt, nhưng ngay sau đó, cơ sở y tế sẽ điều phối ngay để đảm bảo hoạt động điều trị cho bệnh nhân.

    Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy, bệnh nhân sốt xuất huyết của Hà Nội nằm rải rác ở các cơ sở y tế tuyến quận huyện, khi nặng mới chuyển về bệnh viện Đức Giang,, Xanh Pôn, Đống Đa,Thanh Nhàn. Số bệnh nhân chuyển lên bệnh viện tuyến Trung ương rất ít.

 

Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng mạnh từ tháng 8 đến nay

Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng mạnh từ tháng 8 đến nay

 

Cần đẩy mạnh giám sát phát hiện sớm ca bệnh và xử lý các “ổ mầm dịch”

   Tuy rằng, dịch sốt xuất huyết hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng các cấp lãnh đạo, ngành y tế và toàn dân không được chủ quan mà cần cùng chung sức hướng tới mục tiêu đẩy lùi, kiểm soát dịch càng sớm càng tốt.

   Để làm được điều đó, chúng ta cần kết hợp giữa việc phát hiện sớm các ca bệnh và xử lý ngay từ những “ổ mầm dịch”.

Đẩy mạnh giám sát phát hiện sớm ca bệnh

   Với quan điểm, các hoạt động phòng chống phải được triển khai quyết liệt và liên tục những ngày đầu tháng 11 vừa qua, đoàn công tác do GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế làm trưởng đoàn cũng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội.

    Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh vào việc đẩy mạnh giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, điều trị kịp thời để khống chế số ca tử vong, giảm thiểu biến chứng tối đa. 

    Trong công tác điều trị, các cơ sở điều trị cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị mà Bộ Y tế đã ban hành; chú trọng đánh giá nguy cơ tăng nặng của bệnh nhân, lưu ý người cao tuổi, bệnh nền để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.

   Đồng thời, GS.TS cũng nhấn mạnh, các cơ sở cần gắn bảng màu đối với những trường hợp có nguy cơ tăng nặng, để theo dõi và phát hiện diễn biến sức khỏe kịp thời.

 

Cần xác định điểm nóng và “ổ mầm dịch” để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết

   Qua kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội, GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng, công tác phòng, chống sốt xuất huyết đang đối mặt với những khó khăn chung. Dịch vẫn diễn biến phức tạp có nguyên nhân chính là do công tác diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch chưa triệt để.

    GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh: “Chúng ta cần xác định các điểm nóng, khu phố có ổ dịch, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết để tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn. Việc tăng cường truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn, nâng cao nhận thức của người dân là rất quan trọng.

     Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị xử phạt hộ gia đình, công sở, chủ công trình xây dựng… không chấp hành quy định phòng, chống dịch. Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều “ổ mầm dịch” ngay tại nhà của nhiều hộ dân và những nơi có nước tù đọng khác.

 

Nhiều vật dụng có khả năng ứ đọng nước là nơi lý tưởng cho bọ gậy phát triển

Nhiều vật dụng có khả năng ứ đọng nước là nơi lý tưởng cho bọ gậy phát triển

 

   Trong quá trình kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện nhiều hộ gia đình có bể nước ngầm, bể kính chứa nước ngoài trời, xô chậu, nhiều nhà dân vẫn có bể nước nổi không đậy kín, không thả cá diệt bọ gậy, chậu hoặc lọ cây thuỷ sinh, lọ hoa nên muỗi vào đẻ trứng, phát triển thành ổ bọ gậy chính trong gia đình. Nhiều công trình xây dựng phế thải vứt bừa bãi, các dụng cụ, phế liệu chứa nước mưa không được đổ, thu dọn, là nơi phát sinh cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng.

    Khi được hỏi, người dân chưa nhận thức được đầy đủ mức độ nguy hiểm của dịch sốt xuất huyết; chưa ý thức được ổ bọ gậy sẽ phát triển thành muỗi  gây bệnh, nên không chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

    Do đó, mỗi hộ gia đình cầm nâng cao nhận thức và ý thức, kiểm tra lại tất cả những vật dụng, bể chứa nước đọng trong và quanh nhà để loại bỏ triệt để các ổ bọ gậy. Chỉ khi làm được như vậy, dịch bệnh mới nhanh chóng được kiểm soát, giảm thiểu các ca tử vong và biến chứng của bệnh.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: sốt xuất huyết

Bài viết cùng chủ đề

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

WHO cảnh báo: Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

Trái đất ấm lên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển rầm rộ. WHO cảnh báo các bệnh do muỗi truyền, trong đó có sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn.

Dịch sốt xuất huyết có thể “phá vỡ quy luật” – Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường công tác phòng dịch.

Bị sốt xuất huyết, bé 2 tuổi suýt chết trên nền bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua đã tiếp nhận một bé trai 27 tháng tuổi sốt, ho 3 ngày, chân tay lạnh. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu trên nền bệnh tim bẩm sinh phức tạp

Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844