Thực hư tin đồn về bệnh ung thư “hóa trị xạ trị rồi cũng tử vong”

Cập nhập: Thứ hai, 15/05/2023

 

   Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP. HCM cho hay: Hiện nay, mạng xã hội có rất nhiều thông tin về bệnh ung thư. Bên cạnh những kiến thức hữu ích cho người bệnh từ cơ quan y tế, cũng có thông tin truyền miệng sai lệch về các phương pháp điều trị không chính thống khiến bệnh nhân hoang mang.

 

Khối u to như quả bưởi ở người phụ nữ 14 năm đắp thuốc lá chữa ung thư

Khối u to như quả bưởi ở người phụ nữ 14 năm đắp thuốc lá chữa ung thư

 

Thực hư tin đồn về bệnh ung thư “hóa trị xạ trị rồi cũng tử vong”

   Theo bác sĩ Thịnh, hiện nay xuất hiện những lời khuyên như "bệnh nhân ung thư hóa xạ trị rồi cũng chết" là hoàn toàn không đúng.

   Hiệu quả điều trị ung thư phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Ví dụ, người bệnh ung thư vú hay ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 có tỷ lệ sống trên 5 năm từ 85-90% nếu điều trị đúng và kịp thời.

   Bác sĩ Thịnh cho hay, cơ hội vàng để cứu sống bệnh nhân ung thư là ngay khi phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. Người bệnh có thể được phẫu thuật triệt căn hoặc kết hợp các phương pháp hóa, xạ trị.

   Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cũng chia sẻ: Hiện nay, điều trị ung thư đã có những bước tiến đáng kể. Với ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ phẫu thuật bảo tồn cho người bệnh. Bệnh nhân được cắt cổ tử cung, nối tử cung vào âm đạo, giữ lại buồng tử cung và buồng trứng. Trong số 20 ca được phẫu thuật bảo tồn, một bệnh nhân đã có thai và sinh con thành công.

   Đó là một phụ nữ 37 tuổi, bị ung thư cổ tử cung xâm lấn giai đoạn IA1. Sau phẫu thuật 6 tháng, bệnh nhân mang thai. Bé trai sinh ra khỏe mạnh, cân nặng 2,1kg. Đến nay, bệnh nhân chưa ghi nhận tái phát và bé trai phát triển bình thường.

 

Tiền mất, tật mang do chữa ung thư theo mách bảo

   Dù đã có rất nhiều cảnh báo về việc chữa ung thư sử dụng các bài thuốc truyền miệng như thuốc nam, bắc, đắp lá…khiến “tiền mất tật mang”, nhưng nhiều người vẫn tin dùng chúng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

   "Rất nhiều bệnh nhân ung thư không điều trị ngay, nghe theo lời hướng dẫn trên mạng dùng lá này, thuốc kia và không hiệu quả. Đến khi quay lại viện, bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, khó kiểm soát. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tin tưởng và nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ, các bệnh viện có chuyên môn, có năng lực", bác sĩ Thịnh bày tỏ.

   Tại Bệnh viện K, đã có rất nhiều trường hợp tự ý bỏ phác đồ điều trị của bác sĩ, tiến hành chữa trị theo mách bảo dẫn đến những hậu quả khôn lường.

   Như trường hợp của chị T.Đ. M (37 tuổi, Nam Định) đang theo dõi điều trị tại bệnh viện K Trung ương, vẫn chưa hết hối hận về quyết định nông nổi của mình. Chia sẻ với chúng tôi chị cho biết, trước đó chị đi khám ở địa phương, bác sĩ nghi chị bị ung thư phổi, khuyên chị lên tuyến Trung ương thăm khám lại.

   Tuy nhiên khi đó do hoàn cảnh gia đình, lại vướng dịch COVID nên chị chần chừ không thăm khám thêm và có mua thuốc nam của thầy lang ở Hòa Bình để sử dụng. Tuy nhiên gần một năm sau, các cơn ho của chị xuất hiện nhiều hơn, đau lưng ngày càng nhiều. Chị đến bệnh viện K thăm khám thì được các bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4 đã di căn nhiều nơi.

   "Giá như trước đây không chần chừ thăm khám, nghe lời bác sĩ điều trị ngay từ đầu có khi tôi còn cơ hội sống thêm ít năm nữa", chị M nói.

 

   Nam bệnh nhân nhập viện với khối u lớn nhanh, xâm lấn sau thời gian tự ý điều trị

Nam bệnh nhân nhập viện với khối u lớn nhanh, xâm lấn sau thời gian tự ý điều trị

 

Tây y hay Đông y – Bệnh nhân băn khoăn giữa 2 ngả

   TS. BS Nguyễn Khắc Kiểm – Trưởng khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện K) cho biết: Hàng năm có rất nhiều người bệnh đến thăm khám tại khoa cũng băn khoăn giữa việc điều trị đông y và tây y.

   Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người bệnh khi sử dụng thuốc đông y nhưng không khỏi, quay lại bệnh viện thì đã mất cơ hội điều trị.

   Theo TS.BS Kiểm, các loại thuốc đông y, thuốc nam chỉ sử dụng với một số loại bệnh. Với bệnh ung thư, hiện nay trên thế giới chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc nam chữa được căn bệnh này.

   Một số trường hợp khi sử dụng thuốc đông y, thuốc nam cảm thấy sức khỏe tốt lên, đó là do tâm lý. Khi bệnh nhân yên tâm chữa bệnh thì sức khỏe cũng tốt lên. Mặt khác, trong một số loại thuốc đông y có những vị thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường miễn dịch, bồi bổ khí huyết, vì vậy khi uống vào thì sức khỏe nền có thể tăng lên và làm giảm triệu chứng của bệnh ung thư.

   Tuy nhiên, về mặt ung thư học, các tế bào ung thư không hề mất đi, mà khối u vẫn to lên từng ngày, tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, khiến bệnh nhân mất cơ hội điều trị khỏi.

   Theo TS. BS Đỗ Hùng Kiên – Trưởng khoa Nội đầu cổ, phổi (Bệnh viện K): Các vị thuốc đông y được sử dụng trong điều trị ung thư không có mục đích chữa khỏi ung thư mà có tác dụng hỗ trợ nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của xạ trị, hóa chất.

   Các biện pháp điều trị ung thư chính thống đã được chứng minh có hiệu quả gồm xạ trị, hóa chất, phẫu thuật… Việc điều trị ung thư phải tuân thủ theo phác đồ điều trị ở mỗi giai đoạn tương ứng.

   Người bệnh khi dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả đông y hoặc thuốc bổ ngoài đơn thuốc bác sĩ điều trị đã kê đều cần phải thông báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp, loại nào nên dùng và loại nào không nên dùng.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Sinh thiết phổi là gì? Có nguy hiểm không? Bao lâu thì có kết quả?

Trước khi tiến hành sinh thiết phổi, bệnh nhân và người nhà của họ sẽ khó tránh khỏi các thắc mắc như phương pháp này là gì? Có vai trò gì trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.

Hóa trị là gì? Nó tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Để hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị liệu cũng như những tác động của nó đến cơ thể con người, những nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt trong quá trình điều trị… mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Hé lộ thủ phạm thật sự gây ra ung thư

Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học của Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins đã mở ra một hướng mới về tiếp cận với nguyên nhân gây ung thư, đó là “lỗi nhân bản ADN

Phát hiện các đột biến gen gây ung thư do hút 1 gói thuốc 1 ngày trong 1 năm

Trước đây, có một lượng lớn bằng chứng dịch tễ học liên quan giữa hút thuốc với ung thư, nhưng cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học mới thực sự có thể quan sát và định lượng sự thay đổi phân tử DNA trong tế bào do hút thuốc lá.

Liệu pháp miễn dịch trước và sau phẫu thuật giúp cải thiện kết quả điều trị ung thư phổi

Durvalumab - một loại thuốc thuộc nhóm liệu pháp miễn dịch đã được nghiên cứu gần đây chứng minh là có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị ung thư phổi
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844