Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng. Bởi thế, người bệnh dễ bị bỏ lỡ thời điểm vàng để chữa trị. Hầu hết, họ chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã lan rộng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để tránh tình trạng đó xảy ra, những đối tượng có nguy cơ cao sau đây nên thực hiện tầm soát ung thư phổi.
Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
Vì sao nên tầm soát ung thư phổi?
Ung thư phổi xảy ra do các tế bào trong phổi tăng sinh không kiểm soát tạo thành khối u ác tính. Ở giai đoạn nặng, các tế bào đột biến này còn lan ra ngoài phổi (di căn) đến mô hoặc tổ chức khác trong cơ thể.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan ung thư trên toàn thế giới. Tiên lượng sống sau 5 năm ở bệnh nhân rất thấp, chỉ khoảng 16,8%. Điều đó nghĩa là cứ 10 người bị ung thư phổi thì sau 5 năm chỉ còn 1-2 người sống sót.
Một trong những lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao như vậy chính là phát hiện bệnh chậm. Thông thường ở giai đoạn sớm, người bệnh không có biểu hiện gì rõ ràng. Theo đó, họ chủ quan, không tầm soát ung thư phổi. Đến khi bệnh trở nặng, triệu chứng rầm rộ, các tế bào đột biến đã di căn, làm tăng nguy cơ tử vong.
Việc tầm soát ung thư phổi, chẩn đoán bệnh từ giai đoạn sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt. Thời gian sống của người bệnh được kéo dài, chất lượng sống cũng được cải thiện.
Tầm soát ung thư phổi là như thế nào?
Tầm soát ung thư phổi là việc sử dụng các xét nghiệm hoặc biện pháp kiểm tra để tìm ra bệnh ở người không có triệu chứng.
Kỹ thuật chụp X-quang ngực thường quy đã được nghiên cứu để tầm soát ung thư phổi. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể phát hiện bệnh sớm. Thay vào đó, phương pháp xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp (LDCT hoặc CT scan) đã được nghiên cứu chẩn đoán cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Máy chụp cắt lớp
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp giúp tìm ra các khu vực bất thường tại phổi. Khi người có nguy cơ bị ung thư phổi thực hiện tầm soát bằng cách chụp CT scan hàng năm sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.
Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
Những người nên tầm soát ung thư phổi định kỳ bao gồm:
Đối tượng có nguy cơ cao
Đó là người thuộc độ tuổi 55 - 74 tuổi, hút thuốc lá ≥ 30 bao/năm, đang hút hoặc bỏ thuốc lá dưới 15 năm. Thực tế, nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu là do hút thuốc lá. Dù bạn hút thuốc chủ động hay thụ động đều có nguy cơ bị mắc căn bệnh này.
Một điếu thuốc lá thông thường chứa khoảng 600 thành phần. Khi đốt cháy, chúng giải phóng hơn 7.000 chất hóa học khác nhau, trong đó, ít nhất 69 chất độc gây ung thư.
Khói thuốc lá làm phế nang mất tính đàn hồi, giảm dung tích phổi. Nicotine gây tê liệt lông mao, khiến chất nhầy, chất độc tích tụ trong phổi. Hóa chất này cũng gây độc tế bào, thúc đẩy tế bào ác tính phát triển, đồng thời giảm cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư, giảm hiệu quả điều trị.
Hóa chất trong khói thuốc lá tàn phá hai lá phổi
Hiện nay, một số người cho rằng hút thuốc lá điện tử giúp bỏ thuốc lá, giảm nguy cơ ung thư phổi. Tuy nhiên thực tế, chúng vẫn chứa chất gây nghiện nicotine, hạt bụi siêu mịn, kim loại nặng, hóa chất tạo mùi... Khi đốt cháy, thuốc lá điện tử giải phóng hợp chất formaldehyde, acetaldehyde, acrolein có thể suy giảm chức năng phổi, đột biến gene.
Vì vậy, dù bạn sử dụng loại thuốc lá nào, nguy cơ ung thư phổi vẫn cao. Nó tỷ lệ thuận với thời gian, số lượng thuốc lá đã hút. Bên cạnh đó, người tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm và hóa chất độc hại
Các khí phóng xạ, hạt bụi mịn đều gây tổn thương, suy giảm chức năng phổi. Một số chất độc hại khác như silic, amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium... sẽ gây xơ phổi nếu bạn hít phải thời gian dài. Xơ hóa tiến triển là khởi nguồn cho bệnh ung thư phổi.
Do đó, người sống hoặc làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại cũng nên tầm soát ung thư phổi.
Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư phổi
Người có cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư phổi thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn khoảng 1,5 lần so với người khác. Điều này đúng cho cả người hút thuốc và không hút thuốc.
Người đang mắc bệnh COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh mà chức năng thông khí của phổi bị suy giảm không hồi phục do viêm phế quản mạn tính và/hoặc khí phế thũng (giãn phế nang).
Người bị COPD nên tầm soát ung thư phổi
Thực tế, COPD sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên gấp 5 lần so với người khỏe mạnh bình thường trong 10 năm tiếp theo. Do đó, người bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng nên tầm soát ung thư phổi.
Khi phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, thời gian sống người bệnh được kéo dài. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy tốt nhất ngay từ đầu, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa ung thư phổi.
Cách phòng ngừa ung thư phổi
Để phòng ngừa ung thư phổi, bạn nên:
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc
- Hạn chế ra ngoài vào những ngày chất lượng không khí thấp, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
- Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nên mặc đầy đủ đồ bảo hộ.
- Áp dụng 6 sinh lực của cuộc sống để tăng cường sức khỏe nền tảng bằng cách:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đồ sạch, tươi, thực phẩm hữu cơ…
- Uống đủ 1.5 - 2 lít nước sạch.
- Trồng nhiều cây xanh, hít thở bầu không khí trong lành.
- Uống nước ép rau củ quả mỗi ngày bao gồm cây cần tây, củ dền đỏ, dưa chuột, cà rốt, củ gừng, quả táo hoặc quả ổi.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như bột giặt, dầu rửa bát, nước xả vải, nước lau sàn…
- Tập thể dục mỗi ngày, tắm nắng, giữ tinh thần thoải mái.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính như COPD và giải độc phổi. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những ai nên tầm soát ung thư phổi. Việc phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này sẽ giúp kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng sống. Thế nhưng tốt nhất, bạn nên phòng ngừa ung thư phổi ngay từ bây giờ. Chúc các bạn khỏe mạnh.
XEM THÊM:
- Tìm hiểu các thuốc điều trị hen suyễn thường gặp
- Hướng dẫn thở khí dung tại nhà và những lưu ý khi sử dụng