Cách tập thể dục an toàn ở người bệnh hen

Cập nhập: Thứ hai, 22/01/2024

 

   Tập luyện thể dục đúng cách và thường xuyên là những hoạt động rất có lợi cho mỗi người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen suyễn lại băn khoăn rằng không biết tập thể dục có làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn không, nên tập như thế nào để phòng tránh các triệu chứng bộc phát. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

 Người bệnh hen phế quản nên tập thể dục thế nào?

Người bệnh hen phế quản nên tập thể dục thế nào?

 

Tập thể dục có lợi ích gì đối với người mắc bệnh hen suyễn?

   Tập thể dục giúp tăng cường thông khí phổi, người bệnh hít được nhiều oxy hơn, giảm bớt tình trạng khó thở nói chung và khó thở gây ra do gắng sức nói riêng, nâng cao năng lực vận động và sức khỏe thể chất, góp phần giúp kiểm soát cơn hen tốt hơn.

   Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hệ miễn dịch cũng thông qua rèn luyện thể chất mà được cải thiện, nâng cao, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, một yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng hen.

Do đó, người bệnh hen suyễn nên duy trì tập thể dục thường xuyên và đúng cách.

 

Các môn thể thao tốt và không tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Những bài tập tốt cho bệnh nhân hen suyễn

   Người bệnh hen suyễn nên tập các bài tập sau:

  • Đi bộ: Đi bộ là một bài tập thể dục nhẹ nhàng, không gắng sức nên sẽ không gây ra tình trạng co thắt phế quản do tập thể dục làm khởi phát cơn hen. Người mắc hen suyễn nên đi bộ với tốc độ vừa phải, tăng dần trong 1-2 phút và giảm về mức bình thường, lặp lại việc thay đổi tốc độ trong 30 phút.
  • Yoga: Nhiều bài tập yoga giúp bệnh nhân hen suyễn kiểm soát hơi thở, cải thiện các triệu chứng khó thở do hen suyễn.
  • Bơi lội: Bơi lội giúp người bệnh hen suyễn có thể hít thở không khí có độ ẩm cao, ấm áp giúp mở rộng đường thở. Ngoài ra, tư thế nằm ngang khi bơi giúp làm lỏng chất nhầy tích tụ ở đáy phổi. Tuy nhiên, bạn nên chọn những hồ bơi không clo, không hóa chất để tránh kích thích cơn hen suyễn.
  • Bóng chuyền: Khi chơi bóng chuyền, bạn có thể điều chỉnh việc di chuyển trên sân, không cần phải chạy hay nhảy lên quá nhiều. Nếu thấy mệt do hoạt động liên tục, bạn có thể nghỉ ngơi trước khi quay lại trận bóng.

Những bài tập không tốt cho bệnh nhân hen suyễn

  • Chạy marathon: Chạy marathon buộc người chạy phải thở nặng nhọc, việc thở hổn hển bằng miệng là cần thiết để hoàn thành quãng đường. Tuy nhiên, điều này làm khô và kích ứng đường thở, dễ dàng khiến các cơn hen suyễn tái phát.
  • Bóng rổ: Khi chơi bóng rổ, người bệnh cần phải chạy lên chạy xuống sân, di chuyển liên tục và không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
  • Bóng đá: Tương tự bóng rổ, bóng đá đòi hỏi người chơi chạy liên tục với tốc độ cao. Nếu bạn bị hen suyễn, mức độ hoạt động này sẽ trở thành yếu tố kích thích bùng phát cơn hen.

 

Người bệnh hen suyễn không nên chơi bóng đá

Người bệnh hen suyễn không nên chơi bóng đá

 

Cách tập thể dục an toàn ở người bệnh hen

Để tập thể dục nâng cao sức khỏe an toàn, người bệnh hen suyễn cần chú ý những điều sau:

  • Người bệnh nên chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng, sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân, tránh tập những môn thể thao quá sức.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc phối hợp thuốc điều trị và tập luyện. Luôn mang theo thuốc cắt cơn hen trong khi tập.
  • Việc tập luyện cần kiên trì, đều đặn. Các bài tập phải đảm bảo tăng cường cả về sức mạnh, sức bền và các bài tập dẻo dai, nhẹ nhàng thư giãn.
  • Tập luyện với tinh thần sảng khoái, thư giãn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trang phục cá nhân phải tiện lợi, đảm bảo phù hợp với thời tiết khí hậu.
  • Môi trường tập luyện phải thoáng, không khí trong lành. Nếu tập ngoài trời phải đảm bảo điều kiện thời tiết, nhiệt độ, tránh lạnh, độ ẩm thấp. Chú ý tránh những nơi nhiều các dị nguyên dễ gây kích thích cơn hen như khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…
  • Cần phải làm nóng 5- 10 phút trước khi tập thể dục để phòng ngừa các triệu chứng hen suyễn tái phát khi luyện tập. Người bệnh có thể đi bộ chậm và tăng tốc dần lên hoặc có thể bắt đầu bằng cách đưa hai tay lên khỏi đầu chạm nhau rồi thả xuống hông nhiều lần và sau đó thêm cử động nhảy dang chân nhiều lần.
  • Sau khi tập luyện, người bệnh nên dành 5 - 10 phút bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và kéo dãn người.

   Hy vong bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Người hen suyễn có nên tập thể dục không” và cách tập thể dục an toàn của người bệnh hen suyễn. Nếu cần tư vấn thêm, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh hen
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi