Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp với biểu hiện là ho, khò khè, khó thở và tức ngực. Nếu kiểm soát cơn hen không hiệu quả, lâu dài bệnh hen sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh.
Hen phế quản có những biến chứng nào?
Biến chứng tức thì của bệnh hen phế quản
Các biến chứng tức thì của hen phế quản được chia làm 4 nhóm chính gồm: suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản và các ổ tổn thương nhu mô phổi.
Suy hô hấp cấp tính
Suy hô hấp cấp tính xảy ra khi bệnh nhân có cơn hen phế quản ác tính. Biến chứng này trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đòi hỏi phải được xử trí cấp cứu ngay lập tức.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn hen phế quản có một số phế nang bị căng đầy không khí vỡ ra, khí thoát vào màng phổi. Bệnh nhân bị đau ngực dữ dội, rung thanh giảm và mất hẳn tiếng rì rào phế nang. Tuy nhiên nhiều khi các dấu hiệu trên không rõ rệt, khó phát hiện vì bị các triệu chứng của cơn hen phế quản lấn át mà phải chiếu X-quang phổi mới thấy rõ.
Biến chứng này gặp ở cả người trẻ tuổi và trẻ em, thường xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều.
Nhiễm khuẩn phế quản
Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng, có cơn hen phế quản kéo dài. Nguyên nhân do đường thở bị tắc nghẽn liên tục, đờm nhớt tăng tiết tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Tình trạng nhiễm khuẩn khiến phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và làm giảm tác dụng của các biện pháp điều trị. Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn phế quản, cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn làm mủ mạn tính ở tai mũi họng hoặc sự suy giảm miễn dịch thể dịch toàn bộ.
Các ổ tổn thương nhu mô phổi
Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị hen phế quản do dị ứng, hen phế quản do nhiễm khuẩn, hen phế quản do rối loạn nội tiết...Biến chứng này có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus, cũng có thể là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axit trong máu.
Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp X-quang.
Biến chứng lâu dài của hen phế quản
Các biến chứng lâu dài của hen phế quản thường xuất hiện khi bệnh nhân:
- Bị hen phế quản nhiều năm, thường là hen phế quản nặng.
- Có nhiều cơn hen trong năm.
- Không được điều trị đúng cách.
Các biến chứng lâu dài của hen phế quản thường gặp là:
Biến dạng lồng ngực
Biến chứng này thường gặp trong trường hợp bệnh nhân bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ. Bệnh nhân có lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước.
Biến dạng lồng ngực do hen phế quản
Nguyên nhân do hen phế quản làm tắc đường dẫn khí lúc thở ra, khiến khi tích tụ trong lồng ngực. Nếu trẻ em bị hen phế quản, khi lớn lồng ngực của chúng sẽ căng tròn thay vì kéo dài ra như những trẻ khác.
Lồng ngực bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ thiếu tự tin.
Biến chứng do điều trị
Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân hen phế quản quá lạm dụng một số loại thuốc sẽ gây ra nhiều biến chứng như:
- Lạm dụng thuốc corticoid: Hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh,...
- Lạm dụng thuốc giãn phế quản: Có thể gây tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim hoặc mắc hội chứng phổi ức chế.
Suy hô hấp mạn tính
Biến chứng suy hô hấp mạn tính thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen phế quản lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo.
Khi bị suy hô hấp mạn tính, hoạt động trao đổi khí trong cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc này, lượng oxy hít vào không đủ cung cấp cho cơ thể khiến các hoạt động của tế bào bị rối loạn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng suy hô hấp mạn tính thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh vì chúng chỉ thoảng qua và không rõ ràng. Tuy nhiên, sau một thời gian, những triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và ngày càng rõ rệt. Bệnh nhân bị khó thở liên tục, da, môi, niêm mạc tím tái, toan hóa máu, có thể ngưng thở khi ngủ và họ cần phải hỗ trợ thở máy.
Suy tim phải
Ở bệnh nhân bị hen phế quản trong thời gian dài, cấu trúc phổi bị tổn thương, thành mao mạch phổi cũng bị xơ cứng, tăng kháng lực và tăng áp động mạch phổi. Khi đó, tim phải tăng sức co bóp để bơm máu lên phổi. Lâu ngày, tim sẽ giãn dần và có biểu hiện suy tim phải.
Bệnh nhân có các triệu chứng như:
- Khó thở.
- Phù chân.
- Gan to.
- Tĩnh mạch cổ nổi rõ.
- Đau tức hạ sườn bên phải.
Thời gian dẫn đến suy tim phải của từng bệnh nhân khác nhau, tùy khả năng phục hồi chức năng hô hấp và kiểm soát cơn suyễn của mỗi người.
BoniDetox - Giải pháp giúp kiểm soát bệnh hen phế quản toàn diện
BoniDetox là sản phẩm được sản xuất từ nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp phục hồi chức năng hô hấp và bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây hại. Sản phẩm sẽ giúp giảm tình trạng khó thở, thở khò khè và ngăn ngừa những cơn hen cấp tái phát một cách hiệu quả.
Các công dụng của BoniDetox có thể kể đến như:
- Giúp giải độc phổi, loại bỏ các chất độc hại, tác nhân gây khởi phát cơn hen, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ có baicalin chiết xuất từ hoàng cầm, cam thảo Italia, xuyên tâm liên và lá Ô liu.
- Giúp giảm viêm, giảm ho đờm, khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân với lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp.
- Giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới nhờ thúc đẩy hoạt động của hệ thống lông chuyển và đại thực bào phế nang với xuyên bối mẫu và cúc tây.
- Giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK - yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch của phổi nhờ có Fucoidan (chiết xuất tảo nâu).
Thành phần và công dụng của BoniDetox
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các biến chứng của hen phế quản. Những biến chứng của hen phế quản có thể đi theo người bệnh suốt đời hoặc đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh hen phế quản, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra sớm nhé!
XEM THÊM:
- Vôi hóa phổi có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị?
- Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD