Phổi là bộ máy hô hấp quan trọng trong cơ thể con người và phải làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hiện nay, với chất lượng không khí ở mức thấp như ở nước ta, phổi rất dễ bị nhiễm độc và gây ra hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến phổi. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các dấu hiệu phổi bị nhiễm độc và giải pháp tối ưu giúp làm sạch phổi nhé!
Dấu hiệu phổi bị nhiễm độc là gì?
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu phổi bị nhiễm độc, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của lá phổi với cơ thể con người nhé!
Vai trò của lá phổi với cơ thể con người
Nhiệm vụ chính của phổi là trao đổi khí. Các mao mạch của phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. Oxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào hemoglobin của hồng cầu làm cho máu có màu đỏ tươi theo hệ thống tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Khí CO2 được máu vận chuyển ra phế nang, theo các phế quản thở ra ngoài.
Bề mặt phế quản và phế nang được bao phủ bởi lớp nhung mao rất mịn và lớp màng nhầy mỏng. Các chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn. Các nhung mao chuyển động đẩy các chất bẩn lên, đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng hoặc ho ra ngoài. Xác bạch cầu cùng xác vi khuẩn chết được tiết ra ngoài cơ thể dưới hình thức đờm.
Tóm lại, phổi là cơ quan vô cùng quan trọng đối với mỗi cơ thể chúng ta. Thế nhưng phổi rất dễ bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, virus, vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại…
Dấu hiệu phổi bị nhiễm độc là gì?
Những dấu hiệu điển hình cảnh báo phổi của bạn đang bị nhiễm độc là:
- Ho: Ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng nhiều ngày, không rõ nguyên nhân. Cơn ho thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm hoặc gần sáng. Nguyên nhân là do các chất độc hại, khói bụi tích tụ trong phổi khiến cơ thể tạo ra phản xạ ho để tống các chất độc ra ngoài.
Ho dai dẳng, không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu của phổi bị nhiễm độc
- Khó thở, thở ngắn, thở khò khè hay bị hụt hơi: Các chất độc hại tích tụ lâu ngày sẽ khiến phổi bị tổn thương, làm hẹp đường dẫn khí dẫn tới giảm thông khí phổi và gây khó thở. Người bị nhiễm độc phổi thường cảm thấy khó thở nặng lên khi vận động mạnh như leo cầu thang hoặc làm việc gắng sức.
Người bị nhiễm độc phổi thường cảm thấy khó thở, đặc biệt khi leo cầu thang
- Đau tức ngực: Biểu hiện này thường xuất hiện khi bạn làm việc gắng sức. Khi tình trạng nhiễm độc phổi kéo dài, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau ngực và khó chịu, kể cả khi bạn hít vào thở ra.
Đau tức ngực là dấu hiệu của nhiễm độc phổi
- Mắc các bệnh lý: Cấp tính (viêm phổi, viêm phế quản cấp…) và mãn tính (viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen suyễn, ung thư phổi…
Ngoài ra, khi phổi bị nhiễm độc, bạn còn có thể gặp một số triệu chứng khác như sốt, cơ thể mệt mỏi, khả năng vận động bị suy giảm…
Tình trạng nhiễm độc phổi không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Khi lá phổi của bạn không được bảo vệ và giải độc kịp thời, các chất độc tấn công vào phổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trên. Đồng thời, chúng cũng làm tăng tần suất tái phát và mức độ trầm trọng của các bệnh lý đó, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc kết hợp giải pháp giúp bảo vệ phổi và giải độc phổi là rất quan trọng.
Bảo vệ phổi và giải độc phổi là điều rất quan trọng
Các biện pháp giúp bảo vệ lá phổi của bạn
Để khắc phục tình trạng phổi bị nhiễm độc, trước hết bạn cần ngăn chặn các tác nhân khiến phổi bị nhiễm độc. Cụ thể là:
- Tránh xa khói thuốc lá, hương vàng mã, khí đốt sinh khối, bếp than củi và bếp than tổ ong.
- Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà, dùng máy lọc không khí có khả năng lọc bụi mịn PM 2.5.
- Hạn chế tối đa việc ra ngoài vào các thời điểm không khí ô nhiễm, ngay cả khi mức độ ô nhiễm chỉ là trung bình (chỉ số chất lượng không khí AQI>50).
- Sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn mỗi khi ra ngoài.
Đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ lá phổi của bạn
- Một số nghề phải tiếp xúc với nhiều bụi nghề nghiệp như may mặc, đúc đồng, sản xuất gỗ… cần phải đeo đồ bảo hộ đúng quy định.
Giải pháp giúp giải độc phổi hiệu quả cho người bị nhiễm độc phổi
Xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng các thảo dược có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, tăng cường bảo vệ phổi. Những thảo dược có tác dụng như vậy là:
Xuyên tâm liên
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng xuyên tâm liên để giúp cải thiện các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan…
Trong thành phần của xuyên tâm liên có chứa andrographolide có tác dụng giúp thúc đẩy hoạt động của glutathione nội bào trong phổi. Trong khi đó, glutathione chính là hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất từ bên ngoài. Nhờ đó, giúp giải độc phổi, làm sạch phổi hiệu quả.
Xuyên tâm liên có tác dụng tốt giúp giải độc phổi
Baicalin từ hoàng cầm
Nghiên cứu của GS.TS Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Trong dược liệu hoàng cầm có chứa thành phần baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
Baicalin từ hoàng cầm có tác dụng tốt giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương
Cam thảo Italia
Cam thảo có tác dụng giúp tăng cường nồng độ enzym CYP450 - Enzyme giải độc cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Những kết quả nghiên cứu trên đã mở ra một hướng đi mới giúp cải thiện toàn diện chức năng phổi, đồng thời giúp giải độc phổi, nâng cao chất lượng sống cho những người mắc bệnh lý liên quan đến phổi. Các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ đã kết hợp 3 loại thảo dược trên cùng với một số loại thảo dược quý khác tạo nên viên uống BoniDetox tiện lợi, giúp bảo vệ và giải độc phổi một cách toàn diện.
BoniDetox - Giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ và giải độc phổi
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ là sản phẩm giúp bảo vệ và giải độc phổi hiệu quả. Tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp tinh tế của các thảo dược tự nhiên:
- Thảo dược giúp bảo vệ phổi: Thảo dược giúp bảo vệ phổi: Hoa cúc tây, xuyên bối mẫu. Trong đó, cúc tây có tác dụng giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang có vai trò phát hiện, bắt giữ, tiêu diệt, loại bỏ chất độc hại. Còn xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hoạt động của các hệ thống lông chuyển trong đường thở.
- Thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương.
- Thảo dược giúp làm thông thoáng đường thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh. Những thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm các triệu chứng đặc trưng ở người nhiễm độc phổi như khó thở, tức ngực, ho đờm và ngăn phổi bị tổn thương thêm.
- Thảo dược giúp phòng ngừa ung thư: Fucoidan trong tảo nâu. Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Nhờ các thành phần trên, BoniDetox chính là lựa chọn hoàn hảo của người bị nhiễm độc phổi do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí… Đồng thời giúp phòng ngừa và cải thiện tối ưu các bệnh lý liên quan đến phổi.
BoniDetox là giải pháp hoàn hảo cho lá phổi của bạn
BoniDetox có thực sự hiệu quả không?
Được phân phối rộng khắp Việt Nam, BoniDetox đã giúp giải độc phổi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho rất nhiều người, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý đường hô hấp. Dưới đây là một số chia sẻ của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm:
Anh Nguyễn Việt Dũng, 32 tuổi ở tầng 2, tòa nhà N01, chung cư New Horizon City, 87 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội (điện thoại: 037.567.5609).
Anh Nguyễn Việt Dũng, 32 tuổi
“Do nhà gần sông Kim Ngưu và đường vành đai 2 nên phổi của anh bị nhiễm độc nặng. Anh nhận thấy dấu hiệu phổi bị nhiễm độc đầu tiên là vài cơn ho nhẹ rồi thôi. Lâu dần cơn ho dày lên và bắt đầu có đờm đặc quánh, xanh vàng. Anh cũng tìm tòi các cách giúp bảo vệ phổi và uống thuốc giảm ho đờm nhưng tình trạng bệnh vẫn thường xuyên tái phát.”
“Cơ duyên may mắn anh mới gặp được BoniDetox . Sau 1 tháng, anh thấy bớt ho và khạc đờm được 50% rồi, đờm loãng ra, màu trắng trong chứ không còn màu xanh vàng đặc như trước nữa. Sau 2 tháng, anh hết hẳn ho đờm, vì thế anh cũng ăn ngon, ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt lên từng ngày. Anh cảm ơn BoniDetox nhiều lắm!”
Bác Vũ Văn Thịnh, 60 tuổi ở xóm 4, Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình, điện thoại 0338.841.983
Bác Vũ Văn Thịnh 60 tuổi
“Bác bị bệnh viêm phế quản mạn tính do phổi bị nhiễm độc vì hút thuốc lá và thuốc lào lâu năm. Vì sợ bệnh tiến triển xấu đi nên bác đã quyết tâm bỏ cả thuốc lá và thuốc lào nhưng bệnh viêm phế quản mạn tính của bác cũng không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm. Những cơn ho khủng khiếp kéo đến dồn dập, khạc đờm xanh đặc quánh, ban đêm bác ho nhiều đến mức không thể ngủ được. Đã thế bác còn thường bị đau tức ngực, khó thở khổ sở vô cùng.”
“Thật may mắn vì bác gặp được sản phẩm BoniDetox giúp giải độc phổi an toàn và hiệu quả. Chỉ sau 1 tuần sử dụng đờm đã loãng ra, dễ khạc hơn rất nhiều, cơn ho không còn dữ dội như trước nữa, số lần ho đã giảm đi rõ rệt. Bất ngờ hơn là sau 1 tháng bác dùng BoniDetox thì đờm hết, ho chỉ còn hơi khục khặc buổi sáng. Từ tháng thứ 2 đến nay, các triệu chứng đờm, ho không còn nữa, việc hít thở cũng trở về bình thường, người bác khỏe mạnh, hết hẳn mệt mỏi, da dẻ hồng hào. Bác sẽ tiếp tục dùng BoniDetox để giúp thanh lọc phổi, phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.”
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm các dấu hiệu phổi bị nhiễm độc, đồng thời nắm được giải pháp BoniDetox giúp giải độc phổi, bảo vệ phổi khỏe mạnh trước các tác nhân gây hại. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ đại học tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Tôi ở Hà Nam thì mua BoniDetox ở đâu? Có sợ hàng giả không?
- BoniDetox có làm giảm tác dụng phụ của thuốc tây khi dùng kèm