Cúm A: Bạn biết gì về căn bệnh truyền nhiễm này?

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

 

    Cúm là một căn bệnh đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hiện nay, người ta đã tìm ra 3 loại cúm gây bệnh ở người, trong đó cúm A là loại thường gặp nhất. Một số người mắc cúm A có thể tự khỏi, nhưng cũng có người gặp biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cúm A, cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này nhé!

 

Cúm A

Cúm A: bạn biết gì về căn bệnh truyền nhiễm này?

 

Bệnh cúm A có những loại nào?

   Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng virus cúm A. Tên của mỗi loại virus cúm được viết tắt bằng các chữ “H” và “N”. “H” là chữ viết tắt của Hemagglutinine và “N” là chữ viết tắt của Neuraminidase, đây là hai loại proteine bề mặt đặc trưng trong các virus cúm. Các chủng phổ biến nhất là: A/H5N1(có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H5 và Neuraminidase N1), tương tự như vậy với các chủng cúm thường gặp khác như A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó:

Cúm A /H1N1

  Cúm A /H1N1 có nguồn gốc từ lợn, chim, người. Virus này lây truyền sang người bằng nhiều cách, đặc biệt là thông qua đường hô hấp. Trong vòng 1 ngày trước khi có triệu chứng và 7 ngày sau đó, người bệnh sẽ có khả năng lây cho người khác. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, và bùng phát thành dịch.

Cúm A /H5N1

  Cúm A /H5N1 gây ra bởi virus ký sinh trên các loại gia cầm và chim di cư. Virus có độc lực mạnh, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm. Người có thể bị lây từ gia cầm bị nhiễm bệnh; đồ vật dính chất tiết; ăn thịt không được nấu chín kỹ; vận chuyển, giết mổ không đảm bảo vệ sinh; và từ người sang người.

Cúm A/H3N2

   Cúm A /H3N2 cũng có thể lây nhiễm cho chim, lợn và người. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thông qua đường hô hấp; hoặc tiếp xúc với vật dụng, đồ ăn có nhiễm virus. Virus cúm A/H3N2 có thể gây bệnh quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu và đạt đỉnh điểm ở mùa đông.

Cúm A/H7N9

   Virus H7N9 được tìm thấy ở gia cầm, chim sống gần người, một số ít ở các loài chim hoang dã và thủy cầm. Khoảng thời gian bệnh có khả năng lây truyền là từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và 3 - 5 ngày sau đó. Đây là chủng cúm A ít biểu hiện ở gia cầm nhưng có độc lực cao ở người, có thể gây ra đại dịch. Virus lây từ động vật nhiễm bệnh sang người do ăn thịt, trứng chưa được nấu chín; qua không khí, dụng cụ vận chuyển, giết mổ, và dịch tiết.

 

Virus cúm A /H5N1

Virus cúm A /H5N1 được tìm thấy trên các loại gia cầm

 

Triệu chứng của bệnh cúm A

   Các triệu chứng của các chủng cúm A đều khá giống nhau, xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như: ho khan, viêm họng, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, khó thở, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ thể, buồn nôn và nôn khan.

  Cúm A /H1N1 thường ủ bệnh trong khoảng từ 1 - 2 ngày, và triệu chứng kéo dài từ 2 - 5 ngày. Thông thường, người bệnh có thể tự cải thiện trong vòng chưa đến 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nặng như viêm phổi.

  Các triệu chứng cúm A /H3N2 cũng có thể tự mất đi sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Một số trường hợp có thể gặp biến chứng sưng tấy trong gan và não, dẫn đến mê sảng, co giật, hôn mê và tử vong (thường gặp ở trẻ từ 2 - 16 tuổi).

   Cúm A /H5N1 và A /H7N9 có độc lực mạnh nhất và dễ gây biến chứng hơn. Cúm A /H5N1 ủ bệnh khoảng 7 ngày. Sau một thời gian ngắn từ lúc khởi phát, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp, thở nhanh, da tím tái, mê man. Biến chứng nguy hiểm nhất là: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai mũi học, suy đa tạng, đông máu rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, phù não, viêm màng não lympho,...

    Những người mắc cúm A /H7N9 đều bị viêm phổi từ vừa đến nặng, các triệu chứng suy hô hấp như: tím môi, đầu chi, co kéo cơ hô hấp, thở gấp. Các biến chứng nặng và nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, suy tim, phù, đông máu rải rác, suy gan nặng, hôn mê,...

 

Điều trị cúm A bằng cách nào?

  Trong các trường hợp cúm A nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, uống nhiều nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể, súc miệng và vệ sinh mũi họng với nước muối loãng 2 - 3 lần/ngày.

   Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị. Người bệnh được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

   Các loại thuốc kháng virus có thể kể đến như: Oseltamivir (uống), Zanamivir (hít), Peramivir (tiêm),... Nếu được dùng thuốc trong 48 giờ đầu, thời gian điều trị sẽ chỉ khoảng 1- 3 ngày. Các trường hợp có bội nhiễm sẽ được chỉ định điều trị cùng với các loại thuốc kháng sinh khác.

   Trong trường hợp sốt cao trên 38 độ, người bệnh có thể dùng Paracetamol. Nếu có đau nhức cơ khớp, ho nhiều,... người bệnh có thể được dùng thêm Codein. Trường hợp tiến triển nặng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn, thì được chỉ định dùng corticosteroid.

    Với các trường hợp suy hô hấp như nhiễm cúm A / H7N9, người bệnh có thể được thở oxy qua gọng mũi hoặc mặt nạ, thở CPAP, thông khí quản nhân tạo xâm nhập, hay thở ECMO.

   Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được dùng thuốc nhóm salicylate (như aspirin) để hạ sốt do cúm, vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.

 

Điều trị cúm A bằng cách nào?

Người bệnh cúm A cần được nghỉ ngơi nhiều và uống nước ấm

 

Phòng ngừa cúm A bằng cách nào?

   Cúm A có khả năng lây lan rất nhanh từ người sang người theo nhiều con đường khác nhau. Do đó, để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Người lớn hoặc trẻ em có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm cần được cách ly, đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng cồn 70 độ hoặc xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi cầm nắm đồ vật hoặc tiếp xúc với những nguồn nghi ngờ lây bệnh.
  • Hạn chế đến nơi công cộng, tiếp xúc với nhiều người, hay tập trung đông người trong mùa dịch.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với nước sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng, stress, ngủ không đủ giấc.
  • Tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm chết; thịt, trứng không rõ nguồn gốc, không được giết mổ vệ sinh, và chưa được nấu chín kỹ.
  • Tiêm vacxin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao.
  • Người có sức đề kháng kém, mắc các bệnh mãn tính đường hô hấp như: phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen suyễn, viêm phế quản mạn,... cần theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và sử dụng sản phẩm giúp tăng đề kháng, giảm triệu chứng và bảo vệ phổi như BoniDetox của Mỹ.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về cúm A, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: cúm A

Bài viết cùng chủ đề

Lào Cai: Gần 240 học sinh phải nghỉ học do nghi nhiễm cúm A

Lào Cai: Gần 240 học sinh phải nghỉ học do nghi nhiễm cúm A

Bị cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm A gây nên, có biểu hiện giống với những loại cúm thông thường nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách

Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844