Viêm da cơ địa: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ hai, 27/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Viêm da cơ địa là một bệnh ngoài da gây viêm và ngứa mãn tính, được bắt gặp ở khoảng 20% số trẻ em và 10% số người trưởng thành. Căn bệnh này gây ra sự khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng đáng kể đến công việc và sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng viêm da cơ địa, cũng như cách điều trị và phòng ngừa nhé!

 

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Triệu chứng viêm da cơ địa là gì?

    Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mãn tính, kéo dài dai dẳng, rất dễ tái phát và có tính chất gia đình. Trong đó, các nhà khoa học đều nhận thấy có sự bất thường ở gen và vai trò của kháng thể lgE - một loại kháng thể dị ứng.

   Bên cạnh đó, việc nhiễm tụ cầu vàng, tiếp xúc với dị nguyên, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, trầm cảm,... đều có thể là yếu tố góp phần khiến bệnh khởi phát và tái diễn nhiều lần.

    Các triệu chứng của viêm da cơ địa có thể thay đổi theo độ tuổi mắc bệnh. Cụ thể như:

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

   Khoảng 60% các trường hợp viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ từ 0 - 1 tuổi, đặc biệt là lúc 2 – 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi mắc bệnh thường sẽ bị nổi ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, và các vùng da có nếp gấp (cổ, bẹn,...).

   Những vùng ban đỏ có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, khi vỡ ra sẽ chảy dịch gây viêm, sau đó khô lại, và đóng vảy. Trẻ bị ngứa nhiều sẽ quấy khóc, mất ngủ, và có thể kèm theo triệu chứng khác như: tiêu chảy, viêm tai giữa,...

Triệu chứng ở trẻ em

  Trẻ từ 2 - 12 tuổi mắc viêm da cơ địa có thể kèm với viêm kết mạc dị ứng, da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy,... Vị trí tổn thương da có thể nằm ở sau hay trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp gấp da, xuất hiện các mảng bầm tím, phồng rộp, xơ hóa dạng đĩa.

Triệu chứng ở người trưởng thành

  Ở người trưởng thành, viêm da cơ địa ít có triệu chứng rầm rộ như trẻ em. Các biểu hiện trên da thường khi tái phát cấp tính thường là xuất hiện ban đỏ, mụn nước nhỏ và nông, ngứa, nóng rát, sưng đau. Khi bị bội nhiễm, vết thương có thể loét, chảy mủ, sau có thể để lại vết thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ. Các triệu chứng thường diễn biến dai dẳng thành nhiều đợt.

   Một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng của hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm.

 

Ngứa ngáy, nổi ban đỏ, mụn nước

Ngứa ngáy, nổi ban đỏ, mụn nước là triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa

 

Chữa viêm da cơ địa bằng cách nào?

    Như đã nhắc đến, viêm da cơ địa là căn bệnh rất dễ tái phát khi đã mắc phải. Đồng thời, bệnh cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý do những trở ngại về ngoại hình, khiến người bệnh cảm thấy ái ngại khi giao tiếp. Đồng thời, việc ngứa ngáy khó chịu cũng khiến người bệnh mất ngủ, mất tập trung khi làm việc và học tập, thậm chí là dẫn đến trầm cảm,...

    Việc điều trị sẽ nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn bệnh tái phát trở lại. Theo đó, các biện pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Dùng kem chống ngứa giúp làm giảm cảm giác ngứa, tránh gây tổn thương da do gãi nhiều. Trong trường hợp bị ngứa nhiều, người bệnh có thể sẽ cần uống thêm thuốc kháng histamin, chống dị ứng.
  • Dùng kem dưỡng ẩm giúp cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, phòng ngừa nhiễm trùng. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm từ 2 – 3 lần.
  • Dùng thuốc kháng viêm dạng bôi: Được sử dụng trong trường hợp da bị viêm, sưng đỏ, ngứa. Khi các triệu chứng giảm, người bệnh nên hạn chế dùng thuốc mà chỉ nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Việc lạm dụng thuốc kháng viêm nhiều có thể khiến da đổi màu, mỏng đi, mọc lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp vết thương bị nhiễm trùng, và chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Nếu vết thương bị hở hay chảy dịch, người bệnh cần được vệ sinh, thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
  • Chườm lạnh giúp giảm viêm và giảm cảm giác ngứa ở da.

   Để phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát, người bệnh nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da. Những người có da nhạy cảm nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính, xà phòng, nước hoa, dầu gội không gây kích ứng.

   Người bệnh cũng cần ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất và tránh những thực phẩm gây dị ứng. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tránh áp lực và căng thẳng khi làm việc, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

   Nơi ở nên được vệ sinh sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và môi trường nhiều bụi, ô nhiễm; thường xuyên giặt giũ chăn, nệm, thảm, rèm cửa để loại bỏ các tác nhân có thể gây kích ứng. Mỗi lần tắm không nên quá 20 phút, ưu tiên tắm bằng nước ấm, nước mát thay vì nước nóng.

   Cắt móng tay thường xuyên, tránh việc gãi mạnh gây tổn thương da, với trẻ em cần đeo tất tay vào buổi tối. Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng và uống đủ nước mỗi ngày.

 

kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm cảm giác khô ngứa, nứt nẻ và ngăn bệnh tái phát

 

Phòng ngừa viêm da cơ địa bằng cách nào?

   Viêm da cơ địa là căn bệnh không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Tuy nhiên, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên, nhất là sau khi ra nhiều mồ hôi, chơi thể thao, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Hạn chế tối đa việc tắm nước quá nóng để tránh gây kích thích da, ngứa và viêm. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh da bị khô gây nứt nẻ, viêm nhiễm.
  • Lựa chọn các loại nước hoa, mỹ phẩm, phù hợp với loại da của bản thân, và không gây kích ứng. Dùng loại xà phòng tắm, dầu gội dịu nhẹ, phù hợp với làn da và nên đọc kỹ thành phần, tránh dùng những sản phẩm có tính tẩy mạnh.
  • Không uống rượu bia, hay hút thuốc lá,… Với người có cơ địa dị ứng, hen suyễn,... thì nên hạn chế ăn hải sản, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ ăn gây dị ứng.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về triệu chứng viêm da cơ địa, cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: viêm da cơ địa

Bài viết cùng chủ đề

Miền Bắc rét đậm, người bệnh viêm da cơ địa tăng đột biến

 Vào những ngày tiết trời lạnh giá, rất nhiều người có các triệu chứng trên da như ngứa, khô da và viêm da... đó là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà