Chảy máu hậu môn là bệnh gì?

Cập nhập: Thứ sáu, 04/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

 Chảy máu hậu môn là triệu chứng khiến nhiều người lo sợ và hoang mang. Họ lo lắng không biết mình bị bệnh gì và bệnh này có nguy hiểm không. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này, bài viết sau sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

 

Chảy máu hậu môn do bệnh gì?

Chảy máu hậu môn do bệnh gì?

 

Chảy máu hậu môn là bệnh gì?

Bệnh trĩ

   Đây là bệnh phổ biến gây chảy máu hậu môn. Bệnh trĩ là bệnh mà các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị suy giãn gây ra.

    Bệnh nhân trĩ có thể gặp tình trạng chảy máu đỏ tươi khi đi vệ sinh. Máu có thể chảy ít, chỉ xuất hiện trên phân, trên giấy vệ sinh hoặc có thể chảy nhỏ thành từng giọt, hoặc cũng có thể bắn thành tia. Kèm theo đó, bệnh nhân thường thấy các búi trĩ xuất hiện.

   Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật thu nhỏ hoặc cắt bỏ búi trĩ.

   Bệnh trĩ có thể được ngăn ngừa và cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, như:

  • Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón.
  • Nên dùng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh ướt để lau sạch hoàn toàn và giảm kích ứng sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế việc nhịn đi ngoài vì áp lực có thể làm cho tình trạng trĩ trở nên tệ hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng.
  • Hạn chế mang vác nặng và làm việc quá sức.
  • Sử dụng BoniVein + của Mỹ. BoniVein + là sự phối hợp hoàn hảo của 10 loại thảo dược cùng với công nghệ bào chế Microfluidizer tiên tiến bậc nhất thế giới. BoniVein tác động trực tiếp và nguyên nhân gây bệnh trĩ là làm bền tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng, từ đó giúp làm co búi trĩ và giảm các triệu chứng như chảy máu, đau rát, ngứa ngáy,... hiệu quả.

 

BoniVein + giúp kiểm soát triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

BoniVein + giúp kiểm soát triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

 

Nứt kẽ hậu môn

   Do lớp niêm mạc hậu môn bị rách nên sinh ra hiện tượng chảy máu. Nứt kẽ hậu môn có thể gây hậu môn chảy máu nhẹ, máu chảy ra thường có màu đỏ tươi và lẫn với phân. Niêm mạc bị rách dẫn đến các dây thần kinh và mạch máu bị lộ ra ngoài nên gây đau ở khu vực này.

   Các vết nứt ở hậu môn thường tự lành mà không cần điều trị. Bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ hơn, chẳng hạn như ăn trái cây và rau quả hoặc có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cung cấp chất xơ.
  • Tắm bồn để tăng lưu lượng máu đến khu vực này và thư giãn cơ hậu môn.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ (lidocain) để giảm bớt sự khó chịu.
  •  Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến khích dùng các thuốc nhuận tràng không kê đơn để kích thích nhu động ruột, giúp dễ dàng đi ngoài.

Bệnh viêm ruột

   Có hai dạng viêm ruột phổ biến là viêm loét đại tràng và Crohn. Bệnh viêm ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hậu môn chảy máu. Chảy máu xảy ra với số lượng ít đến trung bình trong đại trực tràng, thường lẫn với phân và chất nhầy.

   Để điều trị viêm ruột, bạn nên kết hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Đối với các trường hợp viêm ruột nghiêm trọng mà thuốc không kiểm soát được, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các phần bị tổn thương.

   Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm BoniBaio + của Mỹ. Sản phẩm là sự phối hợp hoàn hảo của 6 tỷ lợi khuẩn, 11 loại thảo dược và 5 - HTP, tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây viêm loét đại tràng là sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh như: rối loạn tiêu hóa, chảy máu, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,...

Viêm túi thừa

   Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng. Chúng là nơi tích tụ nhiều chất cặn bã nên dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm túi thừa. Nếu viêm nhiễm nặng, vách túi thừa rất dễ bị hủy hoại dẫn đến vỡ, thủng. Đây là nguyên nhân bệnh nhân viêm túi thừa bị chảy máu hậu môn.

    Một số triệu chứng khác người bệnh viêm túi thừa có thể gặp phải là:

  • Đau bụng dưới bên trái, đau nặng dần theo thời gian.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Sốt, rét run, có trường hợp người bệnh bị sốt cao, chán ăn.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: Đau rát khi đi tiểu, khí hư bất thường,...

 

Viêm túi thừa có thể gây chảy máu hậu môn.

Viêm túi thừa có thể gây chảy máu hậu môn.

 

Polyp trực tràng và đại tràng

   Đây là tình trạng mà trong trực tràng hoặc đại trạng xuất hiện khối u (lành tính hoặc ác tính). Khối mô polyp thường có hình dáng cây nấm bám vào màng nhầy trực tràng bằng một đoạn “cuống”.

   Phần lớn bệnh nhân bị polyp đại tràng hoặc trực tràng thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi người bệnh đi nội soi.

   Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn thì bệnh nhân có thể bị chảy máu hậu môn, tắc ruột,...

Nguyên nhân khác

   Ngoài các bệnh lý trên, chảy máu hậu môn còn có thể do bệnh nhân bị táo bón. Lúc này, trong quá trình đẩy phân ra ngoài, hậu môn rất dễ bị rách hoặc trầy xước dẫn đến chảy máu hậu môn

 

Chảy máu hậu môn nên làm gì?

   Khi thấy có dấu hiệu chảy máu hậu môn, bệnh nhân nên khi khám tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây ra mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.

   Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà khi chưa đi khám và được bác sĩ kê đơn.
  • Không bôi hay đắp bằng lá cây hoặc bài thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tác dụng.
  • Nên nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm các công việc nặng nhọc để giảm áp lực trong lòng mạch máu, hạn chế tình trạng chảy máu.
  • Uống đủ nước (tầm 1,5 - 2l nước mỗi ngày). Uống đủ nước sẽ giúp cho chất thải bớt rắn, mềm hơn và giúp bạn dễ dàng trong việc đi đại tiện.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh để phòng tránh viêm nhiễm đường tiêu hóa như: Viêm ruột,..
  • Tăng cường chất xơ để giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, dễ đi vệ sinh hơn.
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cố định, tránh rặn khi đi vệ sinh.
  • Tăng cường thể dục thể thao hàng ngày.
  • Vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn bằng nước sạch.

 

Ăn nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón.

Ăn nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được một số bệnh lý gây ra triệu chứng chảy máu hậu môn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Bài viết cùng chủ đề

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nghe tên “nứt kẽ hậu môn”, chắc chắn rằng bạn đã đoán được ít nhiều căn bệnh này là gì và một số triệu chứng của nó như đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà