Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Cập nhập: Thứ ba, 11/07/2023

 

   Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp và rất nguy hiểm. Tình trạng này đứng sau nhiều biến chứng tim mạch có khả năng gây tử vong nhanh chóng.

   Vậy, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng rung nhĩ? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị rung nhĩ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

 

Rung nhĩ là gì?

   Rung nhĩ (Atrial fibrillation - Afib) là hiện tượng tim đập không đều và nhanh hơn nhiều so với bình thường. Tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng theo tuổi, với khoảng 1% người mắc bệnh dưới 60 tuổi, và 12% ở tuổi 75 - 84. Rung nhĩ được chia thành 4 mức độ là:

Rung nhĩ kịch phát

   Đây là trường hợp rung nhĩ bắt đầu và kết thúc một cách đột ngột. Cơn rung nhĩ thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, rung nhĩ kéo dài trong khoảng 1 tuần với các đợt tái phát lặp lại. Các triệu chứng rung nhĩ kịch phát có thể tự mất đi, nhưng cũng có người cần phải điều trị.

Rung nhĩ dai dẳng

   Rung nhĩ dai dẳng có thời gian kéo dài hơn một tuần. Trong trường hợp này, nhịp tim không thể nào tự trở lại được như bình thường. Người bệnh sẽ cần dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp để khôi phục và duy trì nhịp tim bình thường.

Rung nhĩ kéo dài

    Rung nhĩ kéo dài là tình trạng rung nhĩ diễn ra liên tục và kéo dài hơn 12 tháng. Tình trạng này có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn so với rung nhĩ dai dẳng.

Rung nhĩ vĩnh viễn

   Rung nhĩ vĩnh viễn là tình trạng nhịp đập của tim không thể trở lại được như bình thường. Các biện pháp được sử dụng để đưa nhịp tim của người bệnh trở về bình thường hầu như không còn hiệu quả. Người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

 

Rung nhĩ thường gặp ở người cao tuổi

Rung nhĩ thường gặp ở người cao tuổi

 

Nguyên nhân gây rung nhĩ là gì?

   Tại tim, các nút xoang nằm ở thành tâm nhĩ phải giữ nhiệm vụ phát xung động điện thế, giúp cả quả tim hoạt động nhịp nhàng và đồng bộ.

   Rung nhĩ xảy ra khi các nút xoang mất khả năng kiểm soát nhịp. Tâm nhĩ không còn hoạt động như bình thường, mà rung lên với tần số rất cao. Tình trạng này khiến tim co bóp không còn hiệu quả. Dòng máu trong tâm nhĩ không được tống xuống tâm thất hoàn toàn và lưu chuyển quanh co trong tâm nhĩ.

   Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra rung nhĩ vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Rung nhĩ thường xuất hiện sau một số vấn đề gây ảnh hưởng đến cấu trúc tim như:

  • Lão hóa: Rung nhĩ phổ biến ở những người từ 60 tuổi trở lên.
  • Các bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ,...
  • Các bệnh lý khác: Cường giáp, bệnh phổi, tiểu đường, các bệnh nhiễm trùng, bệnh thận mạn, chứng ngưng thở khi ngủ,...
  • Sau phẫu thuật điều trị các bệnh tim mạch.
  • Lạm dụng rượu, hút thuốc lá, hay sử dụng các chất kích thích khác.

 

Rung nhĩ xảy ra khi hoạt động của các nút xoang bị thay đổi

Rung nhĩ xảy ra khi hoạt động của các nút xoang bị thay đổi

 

Triệu chứng rung nhĩ là gì?

    Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào của rung nhĩ. Hoặc người bệnh có thể cảm nhận thấy nhịp tim tăng lên trong thoáng chốc, sau đó trở lại bình thường.

    Với các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhịp thở nông, hụt hơi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm nhận được tim đập nhanh và mạnh trong lồng ngực, đau ngực hoặc cảm thấy nặng ngực. Khi bắt mạch, bạn sẽ thấy mạch đập nhanh và không đều.

 

Rung nhĩ có nguy hiểm không?

   Rung nhĩ là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây tử vong. Ở bệnh rung nhĩ, dòng máu trong tim không lưu thông như bình thường, mà di chuyển hỗn loạn. Tình trạng rối loạn huyết động này tạo điều kiện để huyết khối hình thành bên trong tim.

   Sau đó, huyết khối có thể được bơm ra ngoài, và di chuyển theo các mạch máu đến các cơ quan khác gây ra tắc mạch cục bộ. Huyết khối có thể di chuyển đến não, làm tắc các mạch máu tại đây và gây ra đột quỵ. Người bị rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Cứ 4 trường hợp mắc đột quỵ, thì có 1 ca bệnh có tình trạng rung nhĩ.

    Ngoài ra, một biến chứng nghiêm trọng khác của rung nhĩ phải kể đến là suy tim. Người bị rung nhĩ có nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường. Suy tim sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Có những người còn mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

 

Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ

Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ

 

Các phương pháp điều trị rung nhĩ

   Mục tiêu trong điều trị rung nhĩ là khôi phục lại nhịp tim bình thường hoặc kiểm soát tần số tim, đồng thời ngăn ngừa cục máu đông, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Các biện pháp điều trị sẽ được điều chỉnh dựa theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc cắt cơn rung nhĩ (như amiodarone) giúp nhịp tim trở lại bình thường.
  • Thuốc kiểm soát nhịp tim như: Nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm, thuốc chẹn kênh Canxi hoặc Digoxin.
  • Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối như: Thuốc kháng vitamin K (Warfarin, Acenocoumarol,...), Thuốc chống đông thế hệ mới (rivaroxaban, dabigatran, apixaban và edoxaban).

Can thiệp ngoại khoa

  • Sốc điện chuyển nhịp: Dùng máy sốc điện để đưa nhịp tim về bình thường.
  • Triệt phá rung nhĩ: Bác sĩ sẽ đưa các dây dẫn nhỏ gắn với điện cực vào trong buồng tim thông qua mạch máu. Hệ thống này giúp thăm dò hoạt động điện tim, và triệt phá hoặc cô lập các vùng loạn nhịp bằng sóng radio cao tần.
  • Cấy máy tạo nhịp: Nếu bị suy nút xoang do rung nhĩ, người bệnh có thể được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, nhằm dự phòng các cơn ngừng tim có thể xảy ra.

 

Người bệnh có thể được sốc điện để khử rung tim

Người bệnh có thể được sốc điện để khử rung tim

 

Thay đổi lối sống

   Người bệnh rung nhĩ cần kết hợp giữa việc điều trị và duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe chung. Theo đó, người bệnh cần:

  • Không uống rượu, bia, cafe, nước tăng lực, không hút thuốc lá,...
  • Tập thể dục thường xuyên, chọn các bộ môn phù hợp với thể trạng.
  • Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần lạc quan, tránh lo lắng thái quá.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm có thể làm tình trạng rung nhĩ nặng hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rung nhĩ. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Người Việt thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam hiển thị với màu đỏ sẫm, thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, song số nơi điều trị đột quỵ ở nước ta hiện còn quá ít, đáng báo động.

Cảnh báo: Ăn tối sau 20h dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, nhiều người thường ăn tối sau 20h, thậm chí ăn đêm muộn. Họ không biết rằng, chính thói quen này làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến họ phải đối mặt với tử thần.

Mất ngủ có làm tăng nguy cơ đột quỵ không

Mất ngủ có nguy cơ đột quỵ không?

Ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Neurology, đã phát hiện ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tiềm năng phát triển loại thuốc mới giúp phòng ngừa huyết khối đến từ loài gấu

Một phát hiện mới đây đến từ loài gấu, đang mở ra hướng phát triển loại thuốc giúp thực hiện được mục tiêu ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844