7 dấu hiệu gan không tốt và cách phòng ngừa

Cập nhập: Thứ tư, 05/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể với nhiều chức năng như chuyển hóa, thải độc, tạo mật,...Vì vậy khi gan gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của cơ thể. Nhận biết các dấu hiệu gan không tốt sẽ giúp bạn có phương pháp khắc phục bệnh kịp thời, tránh gặp các tổn thương không thể phục hồi. Dưới đây là 7 dấu hiệu gan không tốt và cách phòng ngừa, mời các bạn đón đọc!

 

Những dấu hiệu gan không tốt là gì?

Những dấu hiệu gan không tốt là gì?

 

Tìm hiểu chung về chức năng của gan

   Gan là một cơ quan nội tạng quan trọng của con người. Gan nằm dưới lồng ngực phải đảm nhận những chức năng như:

  • Chuyển hóa: Ở gan, sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, protid) diễn ra rất mạnh mẽ.
  • Thải độc: Gan là lá chắn của cơ thể với tác dụng ngăn chặn chất độc xâm nhập. Đồng thời, gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã sau quá trình chuyển hóa.
  • Tạo mật: Mật được sản xuất từ tế bào gan và dự trữ cô đặc ở túi mật. Mật được bơm xuống ruột non có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu.
  • Dự trữ: Gan là nơi dự trữ nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin D, E, B12. Ngoài ra, nó còn là nơi dự trữ sắt và máu của cơ thể.

   Khi bị tổn thương, các chức năng của gan giảm sút dẫn tới tích tụ chất độc, chuyển hóa, tạo mật,... Điều này làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể.

   Một số bệnh về gan thường gặp: viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,...

 

7 dấu hiệu gan không tốt

   Các bệnh về gan thường diễn ra âm thầm, ít triệu chứng cho đến khi gan có những tổn thương trầm trọng. Các dấu hiệu bệnh gan thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, rất khó để phát hiện các bệnh gan ở giai đoạn sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu gan không tốt bạn cần lưu ý.

Mệt mỏi

   Những người bị tổn thương gan thường mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra do chức năng thải độc của gan bị suy giảm, các chất độc nội sinh hay ngoại sinh tích tụ lại. Đi kèm với đó là gan giảm khả năng dự trữ glucose dẫn đến cơ thể dễ bị mệt mỏi, uể oải.

Chán ăn, buồn nôn, khó tiêu

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chán ăn, mất cảm giác thèm ăn, trong đó có gan bị tổn thương. Khi gan bị bệnh, các chức năng chuyển hóa và tổng hợp chất dinh dưỡng của nó suy giảm, từ đó dẫn đến việc sụt giảm năng lượng được phân giải, khiến cơ thể không còn cảm giác muốn ăn.

   Ngoài ra, chức năng tạo mật của gan cũng bị suy giảm đáng kể. Khi gan yếu đi, lượng mật tạo ra ít hơn, hoạt động tiêu hóa không được đảm bảo khiến người bệnh chán ăn, khó tiêu, buồn nôn.

Vàng da, vàng mắt

   Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu gan không tốt điển hình. Các triệu chứng này do việc tích tụ quá nhiều bilirubin trong máu và lắng đọng ở da.

 

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu gan không tốt điển hình

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu gan không tốt điển hình

 

   Bilirubin là chất có sắc tố vàng hình thành khi hemoglobin bị phá vỡ. Bilirubin đi theo máu đến gan, vào đường tiêu hóa và cuối cùng là đào thải ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương, nó không sản sinh kịp men gan để làm biến đổi cấu trúc bilirubin, khiến chúng tích tụ lại trong máu, gây ra vàng da, vàng mắt.

Đau hạ sườn phải

   Vị trí của gan nằm gần hạ sườn phải. Vì vậy, khi mắc các bệnh lý về gan, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức hạ sườn phải. Nguyên nhân do những bệnh lý này khiến gan to hơn bình thường và làm cho lớp vỏ Gibson's Capsule bị kéo căng ra, gây đau đớn.

Ngứa da, nổi mề đay, mụn nhọt

   Gan có tác dụng thải độc, khi gan bị tổn thương, chức năng này suy giảm dẫn tới tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Từ đó dẫn đến các dấu hiệu rõ ràng như ngứa râm ran ở da, nổi mề đay.

   Bệnh nhân bị ngứa do gan thường thấy ngứa âm ỉ kèm cảm giác nóng ran khắp các vùng da. Cảm giác này sẽ tăng lên khi nhiệt độ môi trường sụt giảm. Đây là một đặc điểm giúp bạn phân biệt ngứa do gan và ngứa da do các bệnh lý khác.

Hơi thở có mùi, đắng miệng sau khi ngủ dậy

   Khả năng loại bỏ độc tố của gan suy giảm cũng khiến cho bạn cảm thấy đắng miệng (đặc biệt sau khi ngủ dậy) và hơi thở có mùi.

Nước tiểu đậm màu và phân có màu bất thường

   Nước tiểu đậm màu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thấy nước tiểu sậm màu đi kèm với phân màu trắng thì đây có thể là một dấu hiệu gan không tốt bạn cần lưu ý.

   Gan yếu làm tăng lượng bilirubin dạng kết hợp trong máu, dẫn tới tăng thải qua thận gây nước tiểu sẫm màu.

   Màu sắc của phân lại do sắc tố mật quyết định. Thông thường, gan sẽ giải phóng ra muối mật khiến phân có màu vàng. Khi gan bị bệnh có thể dẫn đến không sản xuất đủ mật hoặc tắc mật khiến phân bạc màu.

   Ngoài ra, nếu phân màu đen như bã cà phê thì bạn cũng nên chú ý. Bởi vì triệu chứng này có thể do bệnh gan tiến triển dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

 

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan

   Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh về gan là:

  • Nhiễm virus: Virus viêm gan (A, B, C, D, E) xâm nhập vào gan dẫn đến suy giảm chức năng. Những loại virus viêm gan lây truyền chủ yếu thông qua máu, tinh dịch, thực phẩm hay nước ô nhiễm hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch bất thường: Chúng tấn công nhầm vào gan và gây ra các bệnh gan tự miễn. Một số bệnh thường gặp là viêm gan tự miễn, viêm đường mật tiên phát,...
  • Di truyền: Một số bệnh về gan có khả năng di truyền như bệnh Wilson, bệnh Hemochromatosis,...
  • Tích tụ độc tố: Do ăn thức ăn, uống nước ô nhiễm hoặc dùng thuốc điều trị các bệnh mạn tính (như huyết áp, tiểu đường,...) dài ngày.
  • Dùng các chất kích thích như các chất có cồn, rượu bia.

 

Các biện pháp phòng ngừa tổn thương gan

   Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương bạn nên:

  • Hạn chế uống rượu, bia hoặc các chất có cồn.
  • Tiêm phòng viêm gan ( viêm gan A, viêm gan B,..) để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Chỉ dùng thuốc khi cần thiết, dùng theo đúng liệu trình của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể.
  •  Dùng một số loại thực phẩm tốt cho gan như: Nghệ, tỏi, nấm sò, nấm hương, quả bơ, các loại rau họ cải, súp lơ xanh, củ cải,  dầu oliu nguyên chất,...
  • Tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch của người khác. Tiêm truyền, xăm mình, xỏ khuyên,... ở những địa điểm uy tín, tránh nguy cơ lây nhiễm virus.

>>> Xem thêm: Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc.

 

Hạn chế rượu, bia để bảo vệ gan của bạn

Hạn chế rượu, bia để bảo vệ gan của bạn.

 

   Trên đây là 7 dấu hiệu gan không tốt bạn cần chú ý và các biện pháp phòng ngừa tổn thương gan. Gan là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, do đó khi gặp những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phòng ngừa tình trạng này bằng cách nào?

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng tiền sản giật, cũng như các cách để phòng ngừa hiệu quả nhé!

Vàng da là bệnh gì? Cần làm gì khi có dấu hiệu vàng da?

Vàng da là bệnh gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây vàng da, cũng như những việc cần làm khi gặp dấu hiệu này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà