Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

Mục lục [Ẩn]

   Kinh nguyệt đến theo một chu kỳ nhất định là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nữ giới đang ở trạng thái bình thường. Ngược lại, khi “mùa dâu” đến sớm hoặc muộn, hay có điểm bất thường thì lại là một điều rất đáng lưu ý. Đây được gọi là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục nhé!

 

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục

 

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng như thế nào?

   Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thông thường sẽ xuất hiện đều đặn với thời gian trung bình là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp chu kỳ này ngắn hơn rơi vào khoảng 25 ngày hoặc dài hơn là từ 30 - 35 ngày. Số ngày có kinh sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, và lượng máu mất đi sau mỗi đợt này dao động từ 50 - 80 ml (với 18 - 28 ml máu thực, còn lại là thành phần khác).

   Rối loạn kinh nguyệt có thể hiểu đơn giản là sự thay đổi bất thường về thời gian xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh. Cụ thể:

  • Thay đổi về chu kỳ kinh: Vòng kinh kéo dài trên 35 ngày, hoặc ngắn dưới 22 ngày, thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên.
  • Thay đổi về máu kinh: Những bất thường về số lượng máu và số ngày có kinh.
  1. Cường kinh hay còn được gọi là băng kinh, xảy ra khi lượng máu kinh ra nhiều và ồ ạt, kéo dài liên tục nhiều ngày.
  2. Thiểu kinh xảy ra khi lượng máu kinh ra rất ít, số ngày có kinh dưới 2 ngày.
  3. Rong kinh: xảy ra khi số lượng ngày có kinh kéo dài trên 7 ngày, số lượng máu ra nhiều, phải thay băng liên tục.
  • Thay đổi về màu kinh: Thông thường, máu kinh sẽ có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông. Nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt thì được coi là bất thường.
  • Bất thường về triệu chứng khác: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới thường có một số biểu hiện khác đi kèm, trong đó, phổ biến nhất là thống kinh. Thống kinh là những cơn đau ở vùng bụng dưới khi hành kinh, xuất hiện trước khi có kinh vài giờ và kéo dài trong 1 ngày.

Nếu thống kinh xuất hiện sớm hơn, kéo dài, và mức độ đau tăng lên, hay xuất hiện đột ngột vào thời điểm khác thì là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.

 

Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày

 

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?

   Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi. Nguyên nhân của mỗi tình trạng có thể là do 1 hoặc nhiều yếu tố tạo thành, cụ thể:

Sự thay đổi của nội tiết tố

   Trong một số giai đoạn, nội tiết tố của nữ giới có thể bị mất cân bằng như:

  • Ở tuổi dậy thì, hoạt động của vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa ổn định. Nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesterone chưa đạt được sự cân bằng gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trong giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ lúc cao lúc thấp khiến cho chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh thay đổi.
  • Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, chu kỳ kinh nguyệt biến mất. Thời điểm mãn kinh được tính từ tháng thứ 12 kể từ đợt kinh nguyệt cuối cùng.

Nguyên nhân do một số bệnh lý

   Một số bệnh lý gây ra những tổn thường ở tử cung hoặc buồng trứng đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Các bệnh lý này có thể kể đến như: Viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, polyp buồng tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,...

    Ngoài ra, các bệnh lý về nội tiết (u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường,...) hay viêm nhiễm đường sinh dục cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Căng thẳng, stress

   Chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Do đó, nếu như nữ giới thường xuyên phải chịu áp lực từ công việc, học tập, gia đinh hoặc xã hội, thì sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Những phụ nữ bị mất ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ mắc rối loạn cao hơn bình thường.

Chế độ ăn uống

   Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, quá dư thừa hoặc thiếu chất cùng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, những người tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh cũng dễ bị xáo trộn trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc

   Một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp, thuốc hormone trong điều trị bệnh lý tuyến nội tiết, ung thư cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

 

   thuốc tránh thai

Các loại thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt

 

Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

   Rối loạn kinh nguyệt trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của nữ giới. Đặc biệt, nếu nó là một triệu chứng của các bệnh lý, thì còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh lý và sinh sản. Do đó, nếu nhận thấy những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em không được chủ quan, mà cần đi khám để chữa trị kịp thời.

    Các biện pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách lên thực đơn đa dạng, phong phú với nhiều loại thức ăn, đủ các nhóm dưỡng chất. Với trường hợp cường kinh, rong kinh thì nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Nếu đang có nhu cầu tăng cân hay giảm cân, thì cần thực hiện một cách có lộ trình, tuyệt đối không nhịn ăn để giảm cân, hoặc ăn quá nhiều để tăng cân nhanh.
  • Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ, làm việc phù hợp, tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu, gặp gỡ bạn bè, đọc sách, nghe nhạc, thiền để giảm căng thẳng, stress.
  • Nếu thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniSleep +BoniHappy +.
  • Tích cực tập thể dục thường xuyên, khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác như dùng bao cao su, màng phim VCF,... thay vì thuốc tránh thai.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền như: tuyến giáp, tiểu đường,... Với bệnh tiểu đường, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet +.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị (2023)

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mới nhất 2023. Cùng theo dõi ngay để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Tìm hiểu về biện pháp cấy que tránh thai: Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai là phương pháp sử dụng một que chứa thuốc tránh thai được cấy vào vùng da dưới cánh tay ở phụ nữ.

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới là: Viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...

Sau 5 năm hoãn có con, người phụ nữ 30 tuổi tá hỏa vì cạn trứng

  Sau 5 năm hoãn có con, người phụ nữ 30 tuổi tá hỏa vì cạn trứng, gần như không còn khả năng làm mẹ.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà