Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Cập nhập: Thứ hai, 26/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian qua, bệnh nhân suy thận và chạy lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam phải vật vờ chờ đợi đến lượt có máy để chạy thận. Nguyên nhân do số bệnh nhân ngày càng tăng và số máy chạy thận được đầu tư đã lâu, hỏng nhiều. Dù hệ thống máy còn lại chạy gần như suốt ngày đêm nhưng nhiều bệnh nhân trong tỉnh vẫn không có máy, phải đi tỉnh khác, trong khi các tỉnh đó cũng đang quá tải.

 

Bệnh nhân và bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cùng “tăng ca” để lọc máu

Bệnh nhân và bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cùng “tăng ca” để lọc máu

 

Bệnh nhân chật vật chờ lọc máu vì thiếu máy chạy thận

   Theo thông tin từ Hội lọc máu Việt Nam, hiện cả nước có hơn 30.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và trên 5.000 máy lọc thận. Con số này nghĩa là số lượng máy chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu.

   Theo số liệu thống kê, Hà Nam hiện có khoảng 330 bệnh nhân bị suy thận và chạy lọc máu chu kỳ, có nhu cầu điều trị lọc máu. Với 33 máy lọc máu, bệnh viện cũng chỉ đáp ứng được khoảng 225 bệnh nhân lọc máu và lọc 3 ca một ngày. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bệnh viện cần phải có khoảng 50 máy chạy thận.

   Tuy nhiên, thời điểm này, tình trạng thiếu máy diễn ra trầm trọng là do có 13 máy hư hỏng, không thể sửa. 20 máy còn lại đang chạy hết công suất phục vụ bệnh nhân.

   Một bệnh nhân nhà ở Bình Lục đang ngồi ở hành lang chờ đến lượt cho biết, bác bị suy thận nặng do biến chứng từ bệnh tiểu đường, phải chạy thận nhân tạo gần chục năm nay. Bác cho rằng mình vẫn may mắn khi thời điểm bắt đầu phải lọc máu thì Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn máy trống, bây giờ bệnh nhân đông nhưng bệnh viện lại thiếu máy buộc họ phải sang tỉnh khác điều trị rất vất vả.

   Bác sĩ Bùi Văn Nhung, Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu, chia sẻ: “Đối với chúng tôi, bệnh nhân cũng như người nhà, cùng thông cảm và chia sẻ trong giai đoạn khó khăn. Các bác sĩ, bệnh nhân đều hy vọng sớm được tăng cường thêm máy lọc máu để có thể tiến hành điều trị lọc máu vào các ca ban ngày. Việc phải chạy ca 5, ca 6, bệnh nhân đi lại khám chữa bệnh buổi đêm rất khó khăn, ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi, nhân viên y tế đi làm muộn cũng rất vất vả".

   Ông Trương Thanh Phòng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết: "Chúng tôi đã có chỉ đạo bệnh viện thực hiện các thủ tục mua sắm thiết bị y tế mới. Đồng thời, đã báo cáo UBND tỉnh. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nam đang kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các đơn vị, thêm một máy cũng là quý.

   Hy vọng trong thời gian tới, có thể tháo gỡ phần nào những khó khăn, hỗ trợ cho người bệnh điều trị tại tỉnh, không phải di chuyển đi xa, vất vả. Hiện tại, với các bệnh nhân lọc máu ở bệnh viện đa khoa tỉnh, chúng tôi yêu cầu bệnh viện nỗ lực điều trị an toàn, trường hợp bất khả kháng phải có liên hệ để tạo điều kiện tốt cho người bệnh."

   Thực tế, bệnh nhân chạy thận nhân tạo đều muốn ở gần nhà để thuận tiện đi lại, sinh hoạt. Khi không có sự lựa chọn ở gần gia đình thì đành đi xa, nhưng cũng chẳng dễ dàng để xin được một suất chạy chu kỳ tại các cơ sở y tế khác, nhất là khi nhiều bệnh viện tuyến cuối đã quá tải giường bệnh.

   TS.BS Nguyễn Hữu Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: "Bệnh viện Bạch Mai có thể nhận hàng nghìn bệnh nhân nhưng không thể làm như thế được. Vì đây là bệnh viện tuyến cuối chỉ điều trị cho bệnh nhân nặng, những bệnh nhân tuyến dưới không đáp ứng được. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Sở Y tế, các bệnh viện để quy hoạch làm sao bố trí những đơn vị chạy thận nhân tạo hợp lý, giúp người bệnh được chạy thận với khoảng cách địa lý gần nhất".

   Hiện, không phải địa phương nào cũng có các đơn vị chạy thận nhân tạo về tới tuyến huyện. Do đó, nếu không quy hoạch và phân bố đồng đều các đơn vị chạy thận thì áp lực vẫn cứ dồn lên tuyến cuối.

 

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện

 

Suy thận – Biến chứng từ nhiều bệnh lý nền phổ biến

   Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam cho biết những bệnh lý về thận thường gặp gồm sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận cấp - mạn tính, ung thư thận... Trong đó, suy thận cấp và mạn tính là hai tình trạng rất phổ biến, do biến chứng từ nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường và tăng huyết áp

   Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận - tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận suy giảm dần và mất chức năng hồi phục. Bệnh này gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính. Nó không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào.

   Những dấu hiệu bệnh thận như chân tay phù, thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều về đêm, tiểu có nước bọt, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt), người mệt mỏi, sút cân, có thể sốt, đau đầu... Đặc biệt, bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đoạn cuối.

   "Do đó, điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và gia đình có người bệnh thận. Cần làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm, tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối", bác sĩ nói.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Sơn La: Người đàn ông mất hai chân sau khi uống lá rừng

Người đàn ông 68 tuổi, được mách lấy lá và rễ cây rừng uống, vài ngày sau thấy mệt mỏi, suy gan thận nặng, tắc động mạch, phải cắt cụt hai chân.

Cảnh báo biến chứng suy thận trên bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường được coi là “sát thủ thầm lặng” cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Đó là bởi căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó không thể không kể đến suy thận.

Các biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến và cách phòng ngừa

Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến là: 1. Bí tiểu   2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu   3. Tổn thương bàng quang…

Điều trị suy tim mạn bằng cách nào?

Hiện nay, suy tim mạn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị thường được cá nhân hóa cho từng người bệnh, từng giai đoạn suy tim. Chúng ta cùng tìm hiểu các cách điều trị suy tim mạn trong bài viết dưới đây nhé!

Báo động tình trạng người trẻ bị suy thận

TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, bệnh viện hiện tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ, trong đó có những người trên dưới 30 tuổi đã mắc suy thận giai đoạn 4,5.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà