Suy thận mạn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ sáu, 12/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Vì hướng tới mục tiêu giúp tất cả quý độc giả nắm rõ những thông tin quan trọng nhất về bệnh suy thận mạn tính nên chúng tôi đã biên soạn bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi ngay để biết được suy thận mạn là bệnh gì, nó nguy hiểm đến mức nào, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh… nhé!

 

Suy thận mạn là bệnh gì?

Suy thận mạn là bệnh gì?

 

Suy thận mạn là bệnh gì?

   Thận là một trong hai cơ quan thải độc quan trọng nhất của cơ thể, nó là nơi sản xuất, bài tiết nước tiểu; đóng vai trò lớn trong việc cân bằng nước và điện giải, điều hòa huyết áp.

    Suy thận mạn là bệnh mà chức năng thận bị suy giảm dưới mức bình thường kéo dài trên 3 tháng. Khi chức năng bị suy giảm, thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, quá trình điều hòa các chất điện giải trong cơ thể bị xáo trộn, từ đó gây ra hàng loạt những vấn đề khác trên sức khỏe và cuối cùng là tử vong.

    Có một đặc điểm về bệnh suy thận mạn khác với suy thận cấp tính mà bệnh nhân cần biết, đó là suy thận cấp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể khỏi hoàn toàn, còn suy thận mạn lại không thể điều trị khỏi. Thậm chí, hiện nay chưa có phương pháp nào giúp làm giảm nhẹ phân độ của bệnh mà chỉ có cách giúp bệnh tiến triển chậm hơn, lâu tăng độ hơn.

    Đặc biệt, các tổn thương thận thường xảy ra từ từ trong nhiều năm liên tục. Và ở giai đoạn đầu, triệu chứng rất mờ nhạt, thậm chí là không có dấu hiệu cảnh báo. Vì vậy, đa số bệnh nhân suy thận mạn phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

    Phần lớn bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tử vong vì không được chạy thận do không đủ kinh phí, không có thận phù hợp để thay thế.

 

Triệu chứng suy thận mạn là gì?

    Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất ít khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Khi bệnh tiến triển và có những tổn thương nghiêm trọng hơn thì nó sẽ gây một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

Triệu chứng của rối loạn cân bằng nước và điện giải

    Thận đóng vai trò lớn trong việc cân bằng nước và điện giải nên khi chức năng cơ quan này bị suy giảm, sự cân bằng đó sẽ bị mất đi.

    Ở giai đoạn đầu, người bệnh có triệu chứng như tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

    Ở giai đoạn nặng, người bệnh có các biểu hiện như:

  • Lượng nước tiểu ít dần, thậm chí là vô niệu ở giai đoạn cuối.
  • Phù: Sưng phù ở mặt, nhất là mí mắt và hai bên mắt, phù mềm ở cổ chân với đặc điểm: Ấn vào mắt cá chân thấy bị lõm. 
  • Tăng huyết áp: Gặp ở 80-90% bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
  • Suy tim: Thường biểu hiện ở giai đoạn muộn, có thể dẫn đến phù phổi cấp.

 

Hiện tượng phù do suy thận

Hiện tượng phù do suy thận

 

Hội chứng ure máu cao

   Người bệnh có những biểu hiện rối loạn ở nhiều cơ quan như:

  • Tiêu hóa: Ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, xuất huyết tiêu hóa.
  • Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, vật vã hay thờ ơ, cuối cùng là co giật và hôn mê.
  • Hô hấp: Khó thở, hơi thở có mùi khai.
  • Mạch nhanh, huyết áp cao.

Hội chứng thiếu máu

    Người bệnh thường bị thiếu máu và tình trạng này không hồi phục. Số lượng hồng cầu trong máu của bệnh nhân giảm, huyết sắc tố giảm với biểu hiện như da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt. Suy thận mạn càng nặng thì tình trạng thiếu máu càng nặng.

Triệu chứng loạn dưỡng xương

   Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa calci-phospho và thiếu hụt vitamin D ở ngay giai đoạn đầu của suy thận mạn, dẫn đến tình trạng loạn dưỡng xương với các triệu chứng như đau ở xương, gãy xương, viêm khớp và viêm quanh khớp.

 

Người bệnh suy thận mạn bị đau nhức ở xương

Người bệnh suy thận mạn bị đau nhức ở xương

 

Nguyên nhân gây suy thận mạn là gì?

   Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn tính như:

  • Các bệnh lý ở thận: Hầu hết các bệnh lý tại thận đều có thể dẫn tới suy thận mạn, ví dụ như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, viêm thận - viêm bể thận mạn, bệnh mạch thận (xơ mạch thận, huyết khối vi mạch thận, tắc tĩnh mạch thận), thận đa nang…
  • Biến chứng của một số bệnh lý khác như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa động mạch, xơ cứng bì), bệnh gút...
  • Hậu quả của nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, bệnh lý gây bí tiểu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt
  • Nhiễm độc trong thời gian dài do dùng thuốc gây hại thận (kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAIDs…), tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài (ví dụ như ngộ độc chì), ăn thực phẩm độc hại…

 

Các yếu tố thúc đẩy bệnh suy thận mạn tiến triển nặng hơn

   Khi đã bị suy thận mạn, có nhiều yếu tố thúc đẩy khiến bệnh tiến triển nặng hơn như:

  • Tăng huyết áp hoặc cơn tăng huyết áp ác tính. Vì vậy, người bệnh suy thận mạn cần đặc biệt chú ý trong kiểm soát huyết áp của mình.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp hoặc bị viêm thận, bể thận cấp.
  • Tiêu chảy cấp hoặc dùng thuốc lợi tiểu furosemid quá liều, gây rối loạn nước và điện giải.
  • Dùng thuốc gây độc với thận: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh suy thận mạn tiến triển nặng hơn. Vì vậy, nếu đã bị suy thận mạn, bệnh nhân cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với những loại thuốc không kê đơn, bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

 

Phương pháp điều trị suy thận mạn

   Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi suy thận mạn nhưng chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh bằng cách:

  • Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây suy thận mạn là nguyên tắc đầu tiên. Ví dụ, với suy thận mạn do biến chứng của tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết và chỉ số HbA1c để giảm tác hại của bệnh trên thận.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, nhưng lưu ý không ăn nhạt kéo dài vì dễ gây hạ Na + máu. Chế độ ăn giảm protein, lượng nước uống giảm theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cũng cần bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia, tránh các hoạt động mạnh, tập thể dục điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh cần hạn chế vận động.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp suy thận mạn mức độ trung bình hoặc nặng, người bệnh sẽ phải lọc máu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ở bệnh nhân suy thận nặng hoặc ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ cần được ghép thận.

 

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải phẫu thuật ghép thận

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải phẫu thuật ghép thận

 

    Bài viết trên đã giúp bạn nắm được đầy đủ các thông tin như suy thận mạn là bệnh gì, nó nguy hiểm đến mức nào, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Xì hơi nhiều là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Xì hơi nhiều là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Nhiễm trùng máu - Một vấn đề đặc biệt nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng

Nhiễm trùng máu - Một vấn đề đặc biệt nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?

Nếu bạn muốn biết: “Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?”, đồng thời đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho bệnh này thì bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bạn cần.

Điểm danh những dấu hiệu thiếu máu bạn không được bỏ qua

Thiếu máu dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu để có phương pháp điều trị kịp thời.

Xơ gan là gì? Bệnh xơ gan có chữa được không?

Nguy hiểm, cần điều trị lâu dài và phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm ngặt là những điều thường được nhắc về bệnh xơ gan.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà