Thực phẩm cần tránh cho người bị suy thận

Cập nhập: Thứ hai, 13/03/2023

 

   Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, làm nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã qua nước tiểu. Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, trong đó có suy thận (bệnh lý nguy hiểm nhất về thận). Đối với những người bị suy thận thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng và có những thực phẩm mà người bệnh tuyệt đối không nên dùng. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bị suy thận cần tránh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu!

 

Người bệnh suy thận không nên ăn gì?

Người bệnh suy thận không nên ăn gì?

 

Bệnh suy thận là gì?

   Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, gồm có 2 quả thận, nằm ở 2 bên cột sống thắt lưng và trên eo, thận bên trái nằm cao hơn bên phải khoảng 2cm. Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải, cặn bã, bài tiết nước tiểu, điều chỉnh huyết áp và điều hòa thể tích máu.

   Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận. Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Các triệu chứng của suy thận mà người bệnh có thể thấy như: Cơ thể mệt mỏi, gầy xanh xao; nhức đầu; sưng phù toàn thân; chán ăn, buồn nôn; đi tiểu nhiều lần,...

 

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bị suy thận

Dinh dưỡng cho người bị suy thận

   Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và theo dõi thường xuyên có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến triển bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận. Theo đó, khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức. Có một số thực phẩm mà người bệnh suy thận nên ăn như là: ớt chuông đỏ, bắp cải, súp lơ, tỏi, hành tây, táo, việt quất, thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng, dầu oliu, cá chẽm, dâu tây,...

 

Người bệnh suy thận nên ăn bắp cải và súp lơ

Người bệnh suy thận nên ăn bắp cải và súp lơ

 

   Người bệnh suy thận nên chú ý tới việc uống nước, lượng nước nạp vào cơ thể phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh của mình chứ không được uống bừa bãi.

   Đối với bệnh nhân suy thận đang lọc máu để điều trị thì cần rất chú ý tới chế độ ăn uống, cần giảm lượng protein, giảm lượng chất béo và ăn nhạt, hạn chế muối và mì chính.  Người bị suy thận cần tránh một số loại thực phẩm như sau:

  • Thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp đóng hộp, hoa quả đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…),...

   Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều natri. Natri là một thành phần trong muối ăn. Nạp ít natri sẽ giúp hạ huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh thận. Vì chức năng của thận là lọc natri ra khỏi cơ thể và đưa vào nước tiểu. Khi bị tổn thương, chức năng lọc natri của thận sẽ bị suy giảm. Điều này làm cho natri bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, dẫn tới tăng huyết áp. Chỉ nên dùng từ 2 tới 4 gram muối 1 ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy thận, tránh bị phù. Nếu người bệnh bị phù và tiểu tiện ít thì nên hạn chế lượng muối vào thức ăn hàng ngày.

 

Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn chứa nhiều natri người bệnh suy thận cần tránh

 

  • Những loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống,...

   Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều kali. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim ổn định và sự co cơ. Tuy nhiên, khi suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, mệt mỏi và các vấn đề về tim. Người bệnh suy thận chỉ nên sử dụng từ 2 tới 4 gram 1 ngày.

  • Thức ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng gói, phô mai chế biến sẵn, thịt tươi đông lạnh, soda, các thức uống có hương vị, nước tăng lực, thức uống thể thao, bia, rượu,...

   Đây là nhóm thực phẩm nhiều photpho mà người bệnh suy thận nên tránh. Photpho là khoáng chất có hầu hết trong những loại thực phẩm. Photpho cùng canxi và vitamin D giúp duy trì hệ xương khớp vững chắc. Thận khỏe mạnh sẽ giúp giữ lại lượng photpho vừa đủ cho cơ thể. Khi thận hoạt động kém, photpho sẽ bị tích tụ dư thừa trong máu. Quá nhiều photpho trong máu có thể gây yếu xương, làm xương dễ gãy.

  • Giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày

   Người bị suy thận nên ăn ít đi những thực phẩm có thành phần đạm trong bữa ăn như thịt, cá, sữa, trứng, gạo, đậu đỗ, rau ngót, giá đỗ,... Với những bệnh nhân có cân nặng từ 50 tới 55 kg, chỉ nên cung cấp chất đạm cho cơ thể với 50g lượng thịt, cá, thêm 1 cốc sữa tươi khoảng 250ml và 1 bát cơm. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nội tạng động vật, đồ ăn nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt và kiểm soát bệnh cho người bị suy thận

   Vận động cơ thể mỗi ngày rất hữu ích cho người bị suy thận. Theo Tổ chức phòng chống bệnh thận tại Mỹ, tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy thận bằng cách hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể cân đối và cải thiện giấc ngủ. Theo báo cáo của Goldberg, việc tập thể dục làm tăng lượng máu và khối lượng hồng cầu ở những người bệnh phải thẩm tách máu khi chạy thận. Người bệnh suy thận có thể đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic,… Để hạn chế rủi ro sức khỏe, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

   Người bệnh suy thận nên kiểm soát tốt huyết áp để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến bệnh suy thận chuyển biến nặng hơn.

   Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

   Béo phì cũng làm ảnh hưởng lớn đến người bệnh suy thận, tăng cholesterol máu có khả năng làm giảm lượng máu cung cấp tới thận. Người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt cân nặng của mình bằng cách thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng.

   Người bệnh suy thận cũng nên tránh dùng thuốc không theo toa, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc không theo toa khi sử dụng lâu dài có thể làm tổn thương đến thận.

   Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh suy thận cũng như là các thực phẩm mà người bệnh cần tránh. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, người bệnh sẽ xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt để phù hợp với quá trình điều trị bệnh!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: suy thận

Bài viết cùng chủ đề

Suy thận - Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

Suy thận - Những điều cần biết

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì với nhau?

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì? Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Điều trị suy tim mạn bằng cách nào?

Hiện nay, suy tim mạn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị thường được cá nhân hóa cho từng người bệnh, từng giai đoạn suy tim. Chúng ta cùng tìm hiểu các cách điều trị suy tim mạn trong bài viết dưới đây nhé!

Mách bạn các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt

Làm cách nào để giảm các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào bữa phụ?

  Trong bữa phụ, người bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm như sữa chua không đường, táo, bơ, chuối, trứng luộc…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844