Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới

Cập nhập: Thứ ba, 15/08/2023

 

   Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, tỉ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới.

 

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay đẩy lùi ung thư phổi

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay đẩy lùi ung thư phổi

 

Cứ 100.000 người thì có 36 nam giới chẩn đoán mắc ung thư phổi

   Tại buổi lễ phát động chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về ung thư phổi mang tên “Thương phổi” với thông điệp “Tầm soát ngay, sớm chữa lành”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay hiện nay, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 19,3 triệu ca mới mắc và 9,9 triệu người tử vong vì ung thư. "Thường xuyên có hơn 50,5 triệu người trên thế giới đang sống chung với ung thư".

   Riêng ung thư phổi, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 26.000 ca mắc mới và 23.000 ca tử vong. Tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới. Cứ 100.000 người dân Việt Nam thì có 36 nam giới và 12 nữ giới được chẩn đoán mắc ung thư phổi.

   Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, nếu so sánh, số ca mắc mới và ca tử vong do ung thư phổi xấp xỉ nhau. Đó là do tỷ lệ người bệnh phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, lên đến 75%. "Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp và thời gian sống thêm của người bệnh rút ngắn. Trong khi đó, những người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có tỷ lệ sống thêm 5 năm lên đến 65-90%”, ông Thuấn nói.

   Về mối liên quan giữa ung thư phổi và thuốc lá, Thứ trưởng Thuấn cho biết trên 90% người bị ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Người hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi gấp từ 15 đến 30 lần so với người không hút. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20-30%.

 

Cần thiết tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư phổi

 

Khám tầm soát ung thư phổi cho người dân Hà Nội

Khám tầm soát ung thư phổi cho người dân Hà Nội

 

   Tại sự kiện này, 500 người dân từ 50 tuổi trở lên và thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sẽ được khám, tư vấn bệnh hô hấp và chụp X-Quang lồng ngực hoàn toàn miễn phí. Nếu có nghi ngờ, người dân sẽ được chuyển đến các bệnh viện chuyên khoa chụp CT lồng ngực miễn phí để tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi. Ngoài ra, người dân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và hướng dẫn về các yếu tố nguy cơ cũng như dấu hiệu để phát hiện sớm ung thư phổi.

   GS.TS Trần Văn Thuấn cũng nói rõ, chúng ta cần phòng chống ung thư phổi và nhiều bệnh ung thư khác, các bệnh không lây nhiễm bằng cách:

   Thứ nhất: Cần bỏ thuốc lá.

   Thứ hai: Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó hàm lượng đạm, mỡ hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây.

   Thứ ba: Thường xuyên rèn luyện, tăng cường sức khỏe.

   Thứ tư: Mỗi người phải có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Với những người có tiền sử hút thuốc lá, chúng tôi khuyến cáo sau 40 tuổi nên đi tầm soát ung thư phổi nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung.

   "Chúng tôi kỳ vọng qua chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi năm 2023 sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư phổi nói riêng cũng như các loại ung thư khác nói chung bởi lẽ ung thư cùng một số bệnh không lây nhiễm khác đang là mối đe dọa lớn cho trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện các bệnh không lây nhiễm đang chiếm đến 75% nguyên nhân gây bệnh tật"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

   Đồng thời, lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay đẩy lùi ung thư phổi, các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đối với các nhóm đối tượng nguy cơ vào vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

VTV2: Biện pháp tối ưu giúp lá phổi luôn khỏe mạnh

Lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn vài bữa nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút. Thế nhưng với tình trạng ô nhiễm môi trường, nồng độ bụi mịn và các loại khí thải, hóa chất độc hại thải ra trong không khí đã khiến cho lá phổi chúng ta bị đầu độc mỗi ngày

Sống khỏe mạnh khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bao nhiêu năm đi xuất khẩu lao động, làm việc cật lực bên Malaysia, chú Nguyễn Đình Tư (50 tuổi), thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội, điện thoại 0974.918.758 luôn mơ viễn cảnh về Việt Nam, cuộc sống của mình sẽ đổi đời

Ho ra máu có phải bị ung thư phổi không?

Ho ra máu có phải bị ung thư phổi không?

VTV2: Giải pháp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân khắp nơi trên toàn thế giới. Theo ước tính năm 2018 của tổ chức y tế thế giới WHO thì có tới 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới.

Thuốc của AstraZeneca làm giảm một nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi

Thuốc viên uống osimertinib dùng hằng ngày sau phẫu thuật cắt khối u, do AstraZeneca sản xuất giúp giảm 51% nguy cơ tử vong do ung thư phổi.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Ma túy núp bóng thuốc lá điện tử - “Đại dịch” mới rình rập giới trẻ

Ma túy núp bóng thuốc lá điện tử - “Đại dịch” mới rình rập giới trẻ

  Việt Nam vẫn là 1 trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Nguy hiểm hơn khi nhiều chất kích thích, ma túy được pha trộn, tẩm ướp thảo mộc hoặc dung dịch để sử dụng dưới dạng thuốc lá điện tử, khiến người hút bị ngộ độc.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844