Vai trò của glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp gối

Cập nhập: Thứ sáu, 14/04/2023

 

    Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng đa số các sản phẩm dành cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ có thành phần glucosamine.

     Với mục tiêu giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vai trò của chất này trong điều trị và cải thiện bệnh, chúng tôi đã biên soạn bài viết sau đây với các phần như: Thoái hóa khớp gối và glucosamine là gì, tác dụng của glucosamine và hướng dẫn bổ sung hiệu quả. Cùng đọc để có cho mình những thông tin hữu ích nhé!

 

thoái hóa khớp gối

Vai trò của glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp gối

 

Những thông tin cần biết về thoái hóa khớp gối

    Khớp gối với vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể và thường xuyên phải vận động nên dễ bị hư hại theo thời gian. Nó được che phủ bởi sụn khớp. Trong đó, sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương với chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp. Người ta thường ví sụn khớp giống như “bộ giảm xóc” của khớp.

    Thoái hóa khớp khớp gối là tình trạng bề mặt sụn khớp bị biến đổi, bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, dịch khớp tiết ra ít, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp, hình thành các gai xương, biến dạng khớp và hư khớp.

    Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối như tuổi tác (quá trình tổng hợp và tái tạo của sụn giảm dần khi con người già đi), chấn thương, di truyền, ít vận động hoặc vận động quá sức, thừa cân béo phì, tác dụng phụ của thuốc, hệ miễn dịch kém, chế độ ăn uống không khoa học.

 

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là gì?

 

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối thường tiến triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh là:

  • Đau nhức khớp gối
  • Cứng khớp, thường đi kèm với cơn đau, dễ xuất hiện sau khi bệnh nhân thức dậy, sau 1 thời gian không vận động.
  • Có tiếng khớp kêu khi di chuyển
  • Teo cơ, sưng tấy khi thoái hóa khớp kéo dài không được điều trị hiệu quả, lâu ngày không vận động.

Thoái hóa ở các khớp là tổn thương thường gặp nhất trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thoái hóa khớp gối. Để điều trị bệnh này, hợp chất glucosamin đóng vai trò rất quan trọng.

 

Vai trò của glucosamin trong cải thiện bệnh thoái hóa khớp

    Glucosamine là một amino-monosaccharide được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các mô của cơ thể, nhưng đặc biệt nhiều ở sụn khớp. Cơ thể có thể tự tổng hợp chất này nhưng khả năng tổng hợp chất này giảm dần theo độ tuổi.     

    Glucosamine là thành phần tham gia cấu tạo nên hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate. Đây đều là các chất tạo nên sợi collagen trong các mô khớp, sụn. Quá trình tổng hợp sợi collagen ở các mô sụn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp và tạo chất nhờn giúp các khớp được vận động dễ dàng.

 

Vai trò của glucosamin

Vai trò của glucosamin trong cải thiện bệnh thoái hóa khớp là gì?

 

    Như đã trình bày ở trên, khi già đi thì khả năng tổng hợp glucosamine giảm theo độ tuổi, các sợi collagen và mô sụn giảm khả năng tái tạo, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Lúc này, bổ sung glucosamine dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc là điều cần thiết.

    Các sản phẩm có glucosamine được sử dụng để:

  • Thúc đẩy tăng trưởng khớp và kích thích sản sinh, tái tạo sụn, đồng thời bảo vệ ngăn cho sụn không bị phân hủy.
  • Hỗ trợ tế bào sụn sản sinh ra thành phần thiết yếu tạo nên sụn khớp.
  • Hỗ trợ ức chế một số tác nhân gây tổn hại sụn khớp.
  • Chống viêm và giảm đau nhẹ trong thoái hóa khớp.
  • Glucosamine tham gia cấu tạo nên chondroitin, chất này hỗ trợ tăng lượng dịch nhầy đến sụn, làm tăng tính bền vững của collagen vì vậy giúp sụn khớp bền vững và đàn hồi, giúp sản xuất thành phần thiết yếu của sụn

 

Lựa chọn sản phẩm chứa glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp gối

Trong hầu hết các sản phẩm giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp đều có chứa Glucosamine. Chất này có nhiều dạng khác nhau và thường gặp nhất là:

  • Glucosamine Sulfate
  • Glucosamine Hydrochloride (Glucosamine HCl)

   Bạn có thể nhìn vào bảng thành phần của từng sản phẩm để biết nó giúp bổ sung glucosamine ở dạng nào.

   Trong đó, Glucosamine sulfate là dạng phổ biến nhất trên thị trường, thường bắt nguồn từ các loài động vật có vỏ, chẳng hạn như tôm và cua, do đó hạn chế sử dụng nếu bạn bị dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra loại glucosamine này có hiệu quả trong việc giảm đau và viêm khớp, đồng thời tăng khả năng vận động ở các trường hợp viêm xương khớp nhẹ, đến trung bình, đặc biệt là các khớp nặng, như khớp gối và khớp ở vùng hông.

 

Glucosamine sulfate

Glucosamine sulfate

 

Glucosamine HCl được cho là chất bổ sung an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn nhưng hiệu quả không cao như glucosamine sulfate. Về nguồn gốc, một số nhà sản xuất sử dụng các nguồn thực vật để sản xuất glucosamine HCl thay vì sử dụng vỏ tôm cua của động vật để ngăn ngừa khả năng người dùng dị ứng với vỏ tôm cua...

Dựa vào đặc điểm như trên, bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa thành phần glucosamine phù hợp với cơ thể của mình.

 

Những lưu ý cần biết khi uống Glucosamine

Khi sử dụng glucosamine, bạn cần lưu ý:

  • Liều lượng: Thông thường liều dùng Glucosamine là 1.500 mg mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Các sản phẩm bổ sung Glucosamine thường an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như: buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, táo bón, tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim, nhịp mạch. Các tác dụng phụ ít gặp: phát ban da, đau đầu, mất ngủ.
  • Một số đối tượng không nên dùng Glucosamine là người dị ứng với tôm, cua, sò, ốc, hến và hải sản, phụ nữ có thai và cho con bú. Với người bị tiểu đường, bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng, bệnh lý mạn tính trên tim mạch, bệnh hen suyễn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Glucosamine không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, sau khi dùng một thời gian nhất định mới thấy được kết quả tốt. Nếu bị đau nhiều, người bệnh có thể kết hợp thêm thuốc chống viêm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân nên những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu hoặc người đang uống aspirin hằng ngày nếu đang dùng Glucosamine nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.

    Như vậy, glucosamine rất quan trọng trong quá trình cải thiện và điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cũng cần nắm được những lưu ý như trên để thu được hiệu quả tốt nhất giảm nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thủng dạ dày vì uống bài thuốc “gia truyền” chữa xương khớp

Bác sĩ Bùi Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - thông tin về trường hợp một bệnh nhân nam 70 tuổi bị viêm khớp nhiều năm nhưng tự uống thuốc nam tại nhà suốt nhiều ngày liền khiến dạ dày bị thủng.

Allantoin là gì? Allantoin có tác dụng gì trong mỹ phẩm?

“Allantoin là gì?” - đây là hợp chất được chiết xuất từ cây liên mộc, có tác dụng làm lành vết thương trên da, giữ ẩm, tẩy tế bào chết và giảm mụn,...

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Tỏi giúp giải độc gan, giảm men gan, giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe khi dùng đúng cách.

Viêm khớp - Căn bệnh không của riêng ai!

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp, điều trị bệnh viêm khớp bằng cách nào?

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844