Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Cập nhập: Thứ sáu, 26/05/2023

 

Câu hỏi:

   Chào chuyên gia, tôi là Lan, năm nay 34 tuổi. Gần đây tôi đọc tin tức thấy có sự việc một ông bố bị tử vong do lây thủy đậu từ con. Thông tin này khiến tôi rất hoang mang và lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi, thủy đậu ở người lớn nguy hiểm như thế nào và làm cách nào để phòng tránh các biến chứng do thủy đậu. Cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Ngọc Lan, 34 tuổi, Khánh Hòa.

Thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Trả lời:

   Chào bạn Lan, thủy đậu ở người lớn thường hiếm gặp nhưng dễ xuất hiện nhiều biến chứng hơn trẻ nhỏ.

   Một số biến chứng nguy hiểm ở người lớn bị thủy đậu là:

  • Viêm da do bội nhiễm vi khuẩn: Xảy ra khi người bệnh gãi nhiều và làm vỡ các nốt phỏng. Dịch trong các nốt này sẽ lan ra các vùng da khác, gây ra nhiễm trùng, lở loét hoặc mưng mủ. Nốt mụn nước còn có thể bị bội nhiễm tụ cầu và liên cầu dẫn tới viêm mô tế bào và hoại tử, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết.
  • Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản.
  • Người lớn và ở những người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm như viêm thận cấp (tiểu ra máu), viêm phổi,..
  • Viêm não hoặc viêm màng não: Đây là biến chứng thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất khi bị thủy đậu, đặc biệt là biến chứng nặng như bệnh viêm phổi. Nếu mắc thủy đậu ở 3 tháng đầu thai kỳ, virus cũng sẽ gây sảy thai hoặc gây thủy đậu bẩm sinh ở trẻ, dẫn đến các dị tật như co gồng tay chân, bại não, đầu nhỏ... (khoảng 2%).

   Các đối tượng dễ mắc biến chứng do thủy đậu là:

  • Phụ nữ mang thai mà chưa từng bị mắc bệnh thủy đậu.
  • Người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch như hoá trị trong điều trị ung thư.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu bởi mắc các bệnh khác chẳng hạn như HIV.
  • Người đang sử dụng thuốc kháng viêm steroid như bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Người có hệ miễn dịch thấp do ghép tạng hoặc ghép tủy xương từ trước đó.

   Tuy nhiên, những người không thuộc các đối tượng trên cũng có nguy cơ bị biến chứng thủy đậu nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu và biến chứng thủy đậu như sau:

  • Tiêm phòng vacxin thủy đậu: Đây là biện pháp tối ưu để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
  • Bệnh nhân thủy đậu cần mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Bệnh nhân không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
  • Cần chủ động cách ly để tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

   Mong rằng bài viết này đã giúp chị Lan biết được các biến chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn và cách phòng ngừa các biến chứng này. Bệnh nhân không được chủ quan và nên đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách. Chúc chị nhiều sức khỏe.

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề

Viêm VA là gì? Triệu chứng, biến chứng, cách phòng tránh và điều trị

Viêm VA là gì? Đây là bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em. Viêm VA là tình trạng VA bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm…

Ung thư bàng quang - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Ung thư bàng quang nằm trong nhóm 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới. Mỗi năm, nước ta phát hiện khoảng 2000 ca mắc mới.

VTV3: Cách bảo vệ phổi khỏi nhiễm độc từ khói bụi, thuốc lá

Có thể nói lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngay nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút

Cập nhật kiến thức về viêm phổi để việc điều trị trở lên hiệu quả

Cập nhật kiến thức về viêm phổi để việc điều trị trở lên hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây

VTV3: Phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen phế quản

Tại Việt Nam gánh nặng từ các bệnh lý từ đường hô hấp đang ngày một lớn đó là bệnh viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính copd, ung thư phổi và đặc biệt là bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844