Câu hỏi
Chào chuyên gia, khoảng hơn tháng gần đây tôi thường xuyên bị đau bụng từng cơn. Cơn đau có khi chỉ một lúc là hết, nhưng có khi lại đau liên tục. Tôi không dám ăn uống gì linh tinh, chỉ dám ăn cháo thịt nạc, hoa quả cho dễ tiêu mà vẫn bị đau suốt. Chuyên gia cho hỏi, tình trạng của tôi như vậy là bị bệnh gì? Tôi cần làm gì để khắc phục ạ?
(Gia Linh, 35 tuổi, Bắc Giang)
Chuyên gia giải đáp: Đau bụng từng cơn là bệnh gì?
Đau bụng từng cơn là bệnh gì?
Chào bạn, đau bụng từng cơn là một tình trạng vô cùng phổ biến, được bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là có thể là dấu hiệu chỉ điểm một số bệnh lý khác nhau, trong đó đa phần là các rối loạn ở bộ máy tiêu hóa. Một số ít là các bệnh ở đường tiết niệu, hay bệnh phụ khoa,...
Bạn có thể căn cứ vào mức độ đau, vị trí cơn đau và các triệu chứng khác đi kèm để giúp xác định một cách tương đối xem mình đang mắc phải bệnh gì. Cụ thể:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Đây là căn bệnh rất thường gặp, nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra, hoặc do dùng các thuốc NSAIDs, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, căng thẳng, stress, mất ngủ,... Triệu chứng của viêm loét dạ dày là đau bụng từng cơn ở vùng thượng vị (phía trên rốn), có thể kèm theo cảm giác nhói hoặc rát, thường xuất hiện sau khi ăn 2 - 5 tiếng, khi bụng đói hoặc về đêm.
Một số triệu chứng khác của bệnh là: Ợ nóng, ợ chua do trào ngược, mất ngủ, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen nếu bị xuất huyết, sụt cân, mệt mỏi,...
Hội chứng ruột kích thích IBS
Bệnh lý này còn được gọi là đại tràng co thắt, cũng được bắt gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân chính gây bệnh được biết đến là do tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên, làm rối loạn nhu động ruột.
Triệu chứng rõ ràng nhất của hội chứng ruột kích thích là đau bụng từng cơn, quặn thắt, dọc theo khung đại tràng, không có vị trí cố định, có thể nổi cục cứng. Đau thường tái phát khi căng thẳng, stress, ăn đồ lạ,... Đồng thời, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc đi ngoài đầu rắn đuôi nát, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn,...
Viêm đại tràng mãn tính
Đây là bệnh lý có triệu chứng khá tương đồng với hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính lại là do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do ăn uống không hoa học, ăn đồ nhiễm khuẩn, hóa chất, lạm dụng kháng sinh,...
Đau bụng trong bệnh lý này thường là đau âm ỉ, nhưng cũng có trường hợp quặn từng cơn. Đau ở một vị trí cố định, dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu, cơn đau giảm bớt khi đi tiêu. Người bệnh cũng sẽ thấy đầy hơi, khó tiêu, trung tiện nhiều, táo bón, tiêu chảy, hoặc xen kẽ, phân có thể dính máu tươi ở cuối bãi. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn ngủ kém, dễ cáu gắt,...
Viêm đại tràng mãn tính gây đau bụng âm ỉ hoặc quặn từng cơn
Bệnh về gan
Đau bụng có thể cảnh báo các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, hay ung thư gan. Trong trường hợp này, đau bụng sẽ xuất hiện ở bên hạ sườn phải, đau thành từng cơn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu, chán ăn, mệt mỏi, lờ đờ, đau khớp, viêm khớp, buồn nôn, ngứa da,...
Bệnh về đường mật
Các triệu chứng của bệnh đường mật như nhiễm trùng ống mật, túi mật, sỏi mật,... Đau bụng trong trường hợp này là đau quặn, nhói tại vùng bụng bên phải, xuất hiện thành từng đợt, mức độ tăng dần. Các triệu chứng kèm theo là rối loạn tiêu hóa, thở nhanh, đánh trống ngực, vàng da, vàng mắt, ngứa da, nước tiểu màu trà đặc, buồn nôn, phân bạc màu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của hệ tiết niệu (niệu quản, thận, bàng quang, niệu đạo) và gây nhiễm trùng. Tác nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn E. coli. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới đặc trưng bởi tình trạng đau tức từng cơn vùng bụng dưới, phần hố chậu. Các triệu chứng kèm theo là tiểu gấp, tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đậm màu, đục, nặng mùi, có thể lẫn máu.
Nhiễm giun
Nhiễm giun cũng là một bệnh phổ biến, nguyên nhân là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn sống tái, uống nước lã, nước sông suối, vệ sinh nơi ở kém,... Đau bụng do nhiễm giun thường xuất hiện thành từng cơn ở vùng quanh rốn, đau cả thượng vị và bụng dưới, kèm theo các triệu chứng khác như: buồn nôn, khó tiêu, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu,... Các triệu chứng ít điển hình hơn là: kém tập trung, da xanh xao, mệt mỏi do thiếu máu, bứt rứt, nổi mẩn ngứa, giảm trí nhớ,...
Nhiễm giun có thể gây đau bụng từng cơn
Bệnh phụ khoa
Nếu tình trạng đau bụng từng cơn diễn ra thường xuyên, và tăng lên trong thời kỳ kinh nguyệt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như:
- Lạc nội mạc tử cung với cơn đau vùng chậu, đặc biệt là ngay trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, quan hệ tình dục, máu kinh ra nhiều,...
- U xơ tử cung: đau bụng đi kèm rong kinh, rong huyết.
- U nang buồng buồng trứng: đau bụng từng cơn đi kèm với cảm giác nặng nề, tức căng, đồng thời đi kèm với rối loạn kinh nguyệt.
- Ung thư buồng trứng: đau bụng kèm với rối loạn tiêu hóa, tiểu nhiều, ăn kém, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, chảy máu âm đạo,...
Phải làm gì để khắc phục tình trạng đau bụng từng cơn?
Để đẩy lùi được tình trạng đau bụng từng cơn, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó, với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ có một cách khắc phục khác nhau. Ví dụ như:
Nếu bị viêm loét dạ dày, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, kháng H2, hay kháng sinh khi dương tính với HP. Nếu đau bụng do giun, bạn sẽ được dùng thuốc tẩy giun.
Đối với tình trạng viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích, bạn có thể được chỉ định thuốc chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy hay táo bón, kháng sinh... Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBaio + để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện và phòng ngừa các bệnh trên. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp như:
- Sử dụng những thực phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm hữu cơ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ để lâu, đồ ăn bị hư hỏng, nấm mốc,...
- Uống nước ép trái cây, rau củ thường xuyên để giải độc gan thận, giữ cho cơ thể khỏe mạnh...
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Giữ vệ sinh các nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín sau khi quan hệ tình dục.
- Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.
- Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả để trả lời được câu hỏi: “Đau bụng từng cơn là bệnh gì?”, cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Mẹo vặt giúp giảm đau bụng cho người mắc hội chứng ruột kích thích
- Tại sao đường huyết tăng cao vào buổi sáng và cần làm gì để cải thiện?