Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Cập nhập: Thứ bảy, 13/05/2023

 

    Chào chuyên gia, gần đây mỗi lần tôi đi tiểu thường rất khó khăn, phải rặn mới đi được. Tuy nhiên, sau đó, nước tiểu vẫn rỉ rỉ, nhỏ giọt ra rất mất vệ sinh và tạo mùi hôi khó chịu. Tôi muốn hỏi đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Tôi nên làm gì để khắc phục? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Phạm Văn Dũng, 67 tuổi, Thanh Hóa

 

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì?

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì?

 

Trả lời: Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì?

   Chào bác Dũng! Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, nước tiểu rỉ rỉ ra ngoài, chủ yếu là do các vấn đề ở đường tiết niệutuyến tiền liệt.

    Bình thường, khi nước tiểu tích ở bàng quang lên đến 200ml thì cơ quan này sẽ căng lên, tăng áp suất thẩm thấu và cơ thể có cảm giác buồn đi tiểu. Khi đi tiểu, cơ vòng được mở ra và nước tiểu được bài xuất ra ngoài theo đường niệu đạo.

    Trong đó, cơ vòng nằm ở vị trí giao giữa bàng quang và niệu đạo, nó hoạt động theo ý muốn của con người, bịt chặt lại ngăn nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi chúng ta chưa sẵn sàng đi tiểu. Khi chức năng bàng quang, niệu đạo và khả năng thắt của cơ vòng này bị bất thường thì sẽ gây ra một số triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt như bác đang gặp phải.

Và những bệnh lý sau đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng của bác:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là bệnh lý phổ biến gây ra các chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết bãi, tiểu són vài giọt,…
  • Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo gây ra các triệu chứng như dòng tiểu yếu, chảy nhỏ giọt hoặc khó khăn, căng tức bụng dưới, tiểu buốt, buồn tiểu liên tục mà đi ít nước, rò rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh…
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang khiến người bệnh bị đau rát khi đi tiểu, tiểu ngắt quãng không thành dòng, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, nước tiểu rỉ ra ngoài gây khó chịu và bất tiện.
  • Các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm bao quanh đoạn đầu niệu đạo nên khi chúng có những bất thường (tăng kích thước, có khối u, viêm nhiễm…) thì đều sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang, từ đó gây các vấn đề rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt… Các bệnh thường gặp ở cơ quan này là:

 

Tuyến tiền liệt bình thường (trái) và tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo (phải)

Tuyến tiền liệt bình thường (trái) và tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo (phải)

 

  • Hẹp niệu đạo: Khi niệu đạo bị hẹp (do biến chứng của một số phương pháp điều trị tại khu vực quanh niệu đạo, di chứng của chấn thương, đứt niệu đạo do tai nạn lao động, di chứng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn Lao, lậu, HPV…), người bệnh sẽ gặp tình trạng tiểu khó, tiểu không hết, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt và rò rỉ nước tiểu ra ngoài.

   Có thể thấy, hiện tượng tiểu khó, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bác nên đi khám sớm tại khoa thận, tiết niệu để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Nếu có băn khoăn gì khác, bác có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bác sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hết tiểu đêm vì phì đại tiền liệt tuyến, viêm đường tiết niệu

Bác Nguyễn Minh Phi, 68 tuổi, ở Quang Hiển, Quang Thịnh, Lạng Giang, Bắc Giang.

Tổng hợp 7 bệnh nam khoa thường gặp nhất hiện nay

Bệnh nam khoa đang ngày càng phổ biến và có xu hướng dần trẻ hóa. Hãy trang bị cho mình kiến thức hữu ích để phát hiện và phòng ngừa bệnh.

Hẹp niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Hẹp niệu đạo ở nam giới là căn bệnh khó trị và gây nhiều phiền toái cho cánh mày râu. Để không phải đối mặt với những điều khủng khiếp đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến là gì? Giải pháp tốt nhất? (2020)

Ngày nay, khi ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, tại sao dù cho có  lối sống lành mạnh tuân thủ theo khoa học mà bạn vẫn bị phì đại tiền liệt tuyến? Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến do đâu, bệnh này có nguy hiểm không? và cách khắc phục như thế nào?... Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Top 7 triệu chứng suy thận nhẹ bạn cần biết

  Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra 7 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để bạn có sự cảnh giác nhất định, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844