ALT trong xét nghiệm máu là gì? ALT cao có nguy hiểm không?

Cập nhập: Thứ tư, 17/05/2023

 

Câu hỏi:

    Chào chuyên gia! Chồng tôi năm nay 32 tuổi, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ vừa rồi, chỉ số ALT trong của anh ấy cao hơn bình thường, là 121 U/L. Tôi muốn hỏi ALT trong xét nghiệm máu là gì? ALT cao có nguy hiểm không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hà Nội

 

  ALT trong xét nghiệm máu là gì?

ALT trong xét nghiệm máu là gì?

 

Trả lời: ALT trong xét nghiệm máu là gì?

    Chào chị Nhàn, ALT (Alanine transaminase) là một loại enzym được tìm thấy chủ yếu trong gan, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein thành năng lượng cho tế bào gan. Bình thường, nồng độ enzym này trong máu rất thấp (0-45U/L). Khi tế bào gan bị tổn thương và chết đi thì sẽ giải phóng ALT vào máu, khiến nồng độ ALT trong huyết tương tăng lên.

    Vì vậy, chỉ số ALT trong xét nghiệm máu hay còn được hiểu là chỉ số về men gan, nó đặc hiệu cho sự tổn thương gan.

   Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng men gan như viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, do thuốc, viêm gan tự miễn, u gan, suy ganChỉ số men gan của chồng chị là 121 U/L là tăng ở mức trung bình, ở độ tuổi 32 như chồng chị thì việc tăng này thường gặp trong các trường hợp viêm gan bởi uống quá nhiều rượu.

 

ALT cao có nguy hiểm không?

ALT cao có nguy hiểm không?

 

ALT cao có nguy hiểm không?

     Chỉ với chỉ số ALT là 121 U/L, tôi không thể đưa ra kết luận là tình trạng của chồng chị có nguy hiểm không. Bởi bác sĩ sẽ phải dựa vào những chỉ số sinh hóa máu cũng như kết quả kiểm tra khác (triệu chứng lâm sàng, chụp X-quang, siêu âm…) để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Vì vậy, thời gian tới, chồng chị nên đi khám thêm ở các chuyên khoa gan mật là tốt nhất.

   Ngoài ra, chồng chị cần chú ý kiêng rượu (nếu có thói quen uống rượu), giảm cân (nếu béo phì),  nên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan như nghệ, tỏi, mầm bông cải xanh, mầm hành tây, cải xoong, rau họ cải, cá hồi, quả lựu, sung, nho, xoài xanh, chanh, quế…

    Chị cũng nên thường xuyên làm nước ép rau củ cho anh nhà uống để thải độc và kiềm hóa cơ thể, tăng cường sức khỏe. Nước ép nên được kết hợp từ nhiều loại rau, củ, quả với đủ màu sắc như đỏ, tím, xanh, vàng. Gợi ý tốt cho chị là 6 loại:  cần tây, củ dền, dưa chuột, cà rốt, táo (không có thì thay bằng ổi), gừng.

    Nếu có băn khoăn gì khác, để được giải đáp nhanh nhất, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc chị và gia đình sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?

Nếu bạn muốn biết: “Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?”, đồng thời đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho bệnh này thì bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bạn cần.

Nghiên cứu mới cho thấy gan nhiễm mỡ thúc đẩy quá trình di căn gan của ung thư đại trực tràng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gan nhiễm mỡ, một tình trạng liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì, có khả năng thúc đẩy sự di căn của ung thư đại trực tràng đến gan.

Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp bảo vệ gan trước những loại thuốc nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844