Ung thư bàng quang - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Cập nhập: Thứ năm, 13/04/2023

 

    Ung thư bàng quang nằm trong nhóm 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới. Mỗi năm, nước ta phát hiện khoảng 2000 ca mắc mới, thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây ung thư bàng quang, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!

 

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

 

Ung thư bàng quang là gì?

   Bàng quang là một cơ quan nằm tại vùng chậu, có cấu trúc rỗng, với phần trên được nối với niệu quản và phần dưới thông ra niệu đạo. Nhiệm vụ của bàng quang là chứa đựng nước, và tống nước tiểu ra ngoài khi đã đầy.

     Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào của bộ phận này bị đột biến, loạn sản, do một hoặc nhiều nguyên nhân, từ đó tạo ra những khối u ác tính. Ung thư bàng quang được chia thành 3 loại gồm:

  • Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp xảy ra ở các tế bào lót mặt trong của bàng quang. Các tế bào này giúp cho bàng quang có thể giãn ra khi đầy và thu hẹp lại khi đã tống đẩy hết nước ra ngoài. Đây là loại ung thư bàng quang thường gặp nhất (tỷ lệ khoảng 90%).
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy hình thành do các tế bào vảy bị viêm nhiễm, tổn thương, dẫn đến phân chia không kiểm soát.
  • Ung thư biểu mô tuyến bắt đầu từ những tế bào tạo ra chất nhầy, chất tiết trong bàng quang. Ung thư biểu mô tuyến và tế bào vảy bàng quang chiếm khoảng 8% các trường hợp.

 

Nguyên nhân nào gây ra ung thư bàng quang?

   Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư bàng quang vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Các chuyên gia cho rằng, việc tiếp xúc với các chất độc hại là tác nhân hàng đầu khiến các tế bào ung thư xuất hiện.

   Theo đó, việc hút thuốc lá được coi là “kẻ tình nghi số 1”. Các chất độc trong thuốc lá có thể gây ra ung thư amidan, vòm họng,... khi trực tiếp đi vào đường hô hấp. Sau khi được hấp thụ vào máu, chúng sẽ đến gan và có thể gây ung thư gan. Khi được bài tiết xuống bàng quang, chúng có thể gây ung thư bàng quang.

   Bên cạnh đó, những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất (như benzidine và beta-naphthylamine dùng trong dệt may, in ấn, sơn,...), hay phơi nhiễm với tia bức xạ cũng dễ mắc phải căn bệnh này hơn. Có lẽ, chính vì những điều này mà tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới.

   Ngoài ra, việc viêm bàng quang mãn tính, nhiễm trùng đường tiết niệu dai dẳng, đặt ống thông tiểu dài ngày, nhiễm ký sinh trùng,... cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

 

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là yếu tố gây ung thư bàng quang

 

Triệu chứng của ung thư bàng quang và các biến chứng

    Ung thư bàng quang là một dạng ung thư khó phát hiện, các triệu chứng của bệnh không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ở đường tiết niệu - sinh dục. Tiểu ra máu là dấu hiệu đặc trưng nhất, xuất hiện ở khoảng 90 - 95% các trường hợp. Máu có thể xuất hiện ở cuối bãi, hoặc toàn bãi, đôi khi kèm theo cục máu đông. Tiểu máu xuất hiện đột ngột và thường gây đau.

    Người bệnh cũng có thể bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó và tiểu nhiều lần nên dễ bị nhầm với viêm đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Khi khối u lớn hơn, người bệnh sẽ thấy đau vùng hông do tắc nghẽn niệu quản, phù chi dưới, sụt cân, đau bụng hoặc đau xương.

    Ung thư bàng quang có thể dẫn đến biến chứng xơ bàng quang, làm giảm dung tích hay gây trào ngược ống tiết niệu, làm ảnh hưởng đến thận, suy giảm chức năng thận. Nếu có vi khuẩn trong nước tiểu, người bệnh dễ bị viêm thận, hay thậm chí là nhiễm trùng huyết.

    Cùng với đó, cũng giống như các loại ung thư khác, tế bào ung thư bàng quang có thể di căn. Từ đó, người bệnh sẽ mắc các loại ung thư thứ phát tại gan, phổi, xương,...

 

Tiên lượng trong điều trị ung thư bàng quang

   Ung thư bàng quang càng được phát hiện và điều trị sớm, thì càng có tiên lượng sống cao hơn. Nếu được phát hiện khi khối ung thư vẫn khu trú trên bề mặt bàng quang, chưa xâm lấn đến cơ thành, các hạch bạch huyết hay cơ quan lân cận, thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên đến 88 - 98%.

    Nếu khối ung thư đã xâm lấn đến thành bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến mô quanh bàng quang cũng như các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa, thì tỷ lệ này rơi vào khoảng 63%.

   Trong trường hợp khối u đã phát triển qua thành bàng quang, xâm lấn đến các cơ quan xung quanh như tuyến tiền liệt, hay cổ tử cung, âm đạo, nhưng chưa di căn xa thì tiên lượng sống vào khoảng 40%. Nếu khối u đã di căn đến các cơ quan xa hơn, thì tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn khoảng 15%.

 

Điều trị ung thư bàng quang bằng cách nào?

   Hiện nay, các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang có thể kể đến như:

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật nội soi để cắt bỏ hoặc đốt cháy khối u với điện năng lượng cao.
  • Cắt bàng quang bán phần khi khối u đã xâm lấn vào thành bàng quang, nhưng vẫn được giới hạn ở một khu vực nhất định.
  • Cắt bàng quang toàn bộ và nạo vét hạch bạch huyết cùng các cơ quan lân cận nếu chúng có nguy cơ cao bị ung thư.
  • Chuyển nước tiểu để tạo ra một chỗ chứa mới nhằm lưu trữ và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.

 

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu

Xạ trị

   Người bệnh có thể được xạ trị bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển. Phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang là xạ trị ngoài, dùng máy chiếu bức xạ.

Hóa trị

  Người bệnh được dùng các loại thuốc hóa chất để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào hoặc bằng cách ngăn chặn chúng phân chia. Với ung thư bàng quang, thuốc hóa trị có thể được đưa trực tiếp vào bàng quang thông qua một ống dẫn qua niệu đạo.

Liệu pháp miễn dịch

   Phương pháp này sử dụng chính hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại ung thư. Người bệnh có thể được dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, hay  vi trùng lao song - BCG được hòa trong một dung dịch và đặt trực tiếp vào bàng quang bằng ống thông.

 

Cách phòng tránh ung thư bàng quang

  • Không hút thuốc lá và bỏ thuốc lá sớm nhất có thể. Bạn hãy dùng nước súc miệng Boni-Smok để thực hiện điều này dễ dàng hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và nên sử dụng nguồn nước an toàn.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây tươi.
  • Tránh căng thẳng, stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi ngủ sớm, không thức khuya, ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiều hóa chất, bức xạ. Nếu bắt buộc, bạn cần tuân thủ nguyên tắc an toàn, mang đồ bảo hộ chuyên dụng.
  • Khám tầm soát nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư.

   Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về ung thư bàng quang. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

8 dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp. Dưới đây là 8 dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng ngừa. 

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Giải đáp đến từ chuyên gia sức khỏe

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

  Đặt stent là một thủ thuật y tế đã và đang được thực hiện từ rất lâu trước đây nhằm điều trị và phòng ngừa các vấn đề tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844